Thực hư làm công chức Hà Nội giá... 100 triệu đồng?

Thực hư làm công chức Hà Nội giá... 100 triệu đồng?
TP - “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng...” - ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã phát biểu thẳng thắn như vậy trong phiên thảo luận của HĐND thành phố sáng qua về biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp.

> ‘Chạy’ làm công chức Thủ đô ... 100 triệu đồng?

Sau khi nghe ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đọc tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của Hà Nội năm 2013, đã có nhiều ý kiến thảo luận khá nóng về nội dung này.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình, đại biểu Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho rằng, UBND thành phố nói giảm biên chế, tinh gọn bộ máy nhưng tại sao bộ máy thì không tinh gọn thêm mà biên chế theo đánh giá là năm sau lại cao hơn năm trước?

Vậy nguyên nhân do cách điều hành chỉ đạo hay do năng lực của cán bộ viên chức trong quá trình làm việc? Ông Trần Trọng Dực đánh giá: Có khoảng 30% cán bộ, công chức làm việc tốt; 35% cán bộ làm việc khá và trung bình; còn lại giao việc không yên tâm.

Đây là tồn tại lịch sử và từ 25-30% cán bộ công chức đang hưởng lương nhà nước mà không đáp ứng được nhiệm vụ nhà nước giao. Cơ quan đơn vị nào cũng thấy bức xúc này mà không giải quyết được bởi vì động chạm đến lợi ích, quyền lợi chính trị.

Cũng theo ông Trần Trọng Dực, nếu chúng ta không đánh giá đội ngũ cán bộ để có việc đào tạo, đào tạo lại, bố trí sắp xếp cho hợp lý thì biên chế không bao giờ giảm được.

Ngược lại với cách làm như hiện nay thì biên chế càng ngày càng tăng. Việc bố trí biên chế hiện nay hết sức bất hợp lý. Ví dụ UBND quận Long Biên có 203 biên chế thì khối các phòng ban là 128, riêng thanh tra xây dựng chiếm đến 75 tương đương 1/3 biên chế của UBND quận Long Biên.

Huyện Sóc Sơn có tổng biên chế 274, riêng thanh tra xây dựng chiếm 121 tương đương gần 50% tổng biên chế của huyện. Vậy bố trí biên chế như vậy đã hợp lý chưa, làm sao mà khối lượng các công việc khác đạt yêu cầu?

Chúng ta đánh giá về thí điểm thành lập thanh tra xây dựng để đảm bảo trật tự xây dựng đến đâu? Phân tích về thực trạng thi tuyển công chức hiện nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trần Trọng Dực đặt câu hỏi: “Có những thí sinh thi công chức mà bài làm không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án, đạt điểm tối đa 100% không trừ được một phẩy nào thì tôi xin hỏi việc thi công chức chất lượng ra làm sao? Chúng tôi phát hiện ra 2 giáo viên có đánh dấu bài của thí sinh để chấm bài. Tôi đã yêu cầu lãnh đạo trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong phải kiểm điểm và xem xét trách nhiệm với hai giáo viên này. Chất lượng thi công chức không ổn một tý nào vậy lấy gì đảm bảo chất lượng?”- ông Dực nói.

Về thực trạng phân cấp quản lý thi tuyển cho các quận huyện, ông Dực cho hay: “Một số đơn vị vừa qua đã xảy ra tình trạng chạy để được thi, chạy để được đỗ. Có người nói là dưới một trăm triệu thì không có chuyện đỗ đâu. Việc này tập trung vào trưởng phòng Nội vụ của các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng Nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của các thí sinh để được đỗ công chức và số tiền không dưới 100 triệu đồng. Đó là việc rất đau lòng ở thành phố”...

Trước ý kiến của ông Trần Trọng Dực, ông Lê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố quan tâm, có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Trước đó, báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế HĐND về biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp đã chỉ rõ: cần có những giải pháp mạnh hơn, toàn diện hơn, thiết thực hơn để việc cải cách hành chính, cải tiến bộ máy hiệu quả.

Tổ chức thi công chức chậm, giao biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp là lỗi thuộc chủ quan và cần rút kinh nghiệm. Khắc phục tình trạng nêu trên, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết ngay năm 2013 Hà Nội sẽ tổ chức lớp công chức nguồn 500 người, năm 2014 cũng sẽ tổ chức 1 lớp nữa 500 người.

Chất lượng đầu vào được nâng lên, thứ hai là sẽ không tổ chức thi tuyển như hiện nay.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 quân nhân và dân quân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hơn 3.000 quân nhân và dân quân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

TPO - Sau nhiều ngày tập luyện và hợp luyện tại các đơn vị và Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), tối 3/4, hàng nghìn quân nhân thuộc các khối diễu binh, diễu hành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã rời ga Hà Nội trên hai chuyến tàu hỏa để cơ động vào miền Nam hội quân với các đơn vị bạn tiếp tục hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Đoàn kiều bào dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

TPO - Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì.