Hàng loạt dự án thủy điện dở dang

Hàng loạt dự án thủy điện dở dang
TP - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có buổi làm việc với chủ đầu tư 3 dự án thủy điện vừa và nhỏ Đăk Mi 2, Đăk Mi 3 và Tr' hy. Khởi công từ năm 2007, nhưng đến nay cả 3 dự án chỉ thực hiện được một phần nhỏ với giá trị thực hiện, đạt 320 tỷ đồng trên tổng số hơn 4.500 tỷ đồng tổng mức đầu tư.

> Quảng Nam dừng thêm 4 dự án thủy điện

Tại buổi làm việc, ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam ra tối hậu thư: “Cả 3 dự án đều chậm tiến độ nghiêm trọng. Sau 5 năm vẫn chưa biết bao giờ hoàn thành, phát điện. Chủ trương của tỉnh sẽ ngừng thủy điện, nếu chủ đầu tư không thực hiện, tỉnh sẽ báo cáo Chính phủ và yêu cầu Bộ Công Thương rút giấy phép”.

Đại diện chủ đầu tư các dự án đều cho rằng, việc chậm trễ do ảnh hưởng của tình hình kinh tế những năm qua, lạm phát và lãi suất tăng cao khiến việc triển khai có nhiều phát sinh chi phí tài chính.

Dự án Tr' hy công suất 30MW khởi công từ năm 2007 với tổng đầu tư là 763 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 12-2012, nhưng đến nay chỉ mới thực hiện đầu tư thi công hơn 90 tỷ đồng chủ yếu vào việc đền bù, thiết kế bản vẽ, thiết kế đường dây điện.

Riêng các hạng mục thi công nhà máy vẫn chưa hề được đả động đến. Công trình ngừng thi công từ năm 2011, chính quyền địa phương nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư nhưng không được. Riêng 2 dự án thủy điện Đăk Mi 2 (công suất 98 MW), Đăk Mi 3 (công suất 54MW) được Bộ Công Thương phê duyệt và cấp phép, đến nay vẫn trì trệ chỉ dừng lại ở việc đền bù giải tỏa, thi công đường công vụ….

Dự án thủy điện Đăk Mi 3 chỉ mới thực hiện tổng giá trị từ khi khởi công đến nay là 76 tỷ đồng/1.300 tỷ đồng tổng mức đầu tư được phê duyệt.

Ông Lê Quang Hào - Tổng GĐ Cty CP Tài chính và phát triển năng lượng, chủ đầu tư thủy điện Tr' hy, cho biết: “Những năm đầu tiến độ đầu tư xây dựng khá thuận lợi. Nhưng đến năm 2011, gặp khủng hoảng kinh tế, lãi suất ngân hàng lên tới 21% nên chúng tôi phải tạm dừng”.

Theo ông Hào, việc các ngân hàng ngừng cung cấp vốn khiến công việc trở nên khó khăn hơn.

Thêm vào đó, việc đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, làm đường… cũng đã ngốn một khoảng thời gian rất lâu. Chỉ tính riêng việc đo đạc, đền bù đường dây 110 KW kéo dài 79km cũng đã mất gần 1 năm do quá dài.

Đại diện chủ đầu tư của 3 dự án, cho biết trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh quá trình thi công các hạng mục của nhà máy và phát điện trong thời gian sớm nhất.

Theo đó, dự án thủy điện Tr`hy sẽ phát điện vào tháng 10-2014, Đắk Mi 2 vào tháng 10-2016, Đăk Mi 3 vào năm 2017. UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ dự án đầu tư 3 công trình thủy điện phải cam kết thực hiện tiến độ với địa phương cung cấp cho tỉnh hợp đồng của ngân hàng quyết định đầu tư vốn cho tỉnh thẩm định.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải đảm bảo các khoản đóng góp với chính quyền địa phương, phải làm việc cụ thể với chính quyền địa phương, có cam kết rõ ràng. Trên cơ sở đó mới quyết định cho làm tiếp hay không.

Ông Đinh Văn Thu nhấn mạnh: “Cả 3 dự án thủy điện chậm tiến độ như nhau, giấy phép đến nay đã phá sản. Nếu muốn tiếp tục làm, chủ đầu tư phải cam kết bằng văn bản với tỉnh, làm thủ tục xin cấp lại giấy phép. Đã làm thì phải làm cho xong, không thì ngừng lại. Khi nào cam kết tiến độ và ký quỹ với tỉnh thì mới được làm tiếp”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lựa chọn tên xã, phường sau sáp nhập: 'Không để những tổn thương về văn hóa'

Lựa chọn tên xã, phường sau sáp nhập: 'Không để những tổn thương về văn hóa'

TPO - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề đặt tên xã, phường mới sau sáp nhập, TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), nhấn mạnh: "Không được để những tổn thương về văn hóa, bởi tổn thương văn hóa rất khó lành, khó chữa".
Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 Ảnh: tư liệu

Tân Sơn Nhất choáng váng

TP - Ngày 28/4/1975, từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang), Phi đội Quyết Thắng của quân giải phóng đã sử dụng 5 chiếc máy bay ném bom A-37 - chiến lợi phẩm thu được của quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) tại hai sân bay Đà Nẵng, Phù Cát bay thẳng vào Sài Gòn tấn công cứ điểm sân bay Tân Sơn Nhất - mục tiêu quân sự quan trọng và bẻ gãy hoàn toàn ý đồ “tử thủ” của một số tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn.
Thanh niên xung phong - những 'điểm tựa sống' trên tọa độ lửa

Thanh niên xung phong - những 'điểm tựa sống' trên tọa độ lửa

TPO - “Anh em đồng đội đã phải chịu đói khát, hái rau rừng, ăn cháo cầm hơi vượt lên muôn vàn khó khăn để gùi hàng lên những dốc núi cheo leo, hiểm trở. Chúng tôi cùng đầm mình trong mưa lũ, đạn bom để làm cọc tiêu dẫn đường cho xe qua, đi phá bom nổ chậm mở đường thông tuyến hay đứng trong các tọa độ lửa để đếm bom...”