> Có chuyện gì giữa ông giám đốc Đài PT-TH và nữ phóng viên?
Đà Nẵng kỳ vọng việc chấm điểm công chức sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Ảnh: Nguyễn Huy. |
Theo ông Chế Viết Sơn – Phó GĐ Sở Nội vụ TP Đà Nẵng: Tham gia đề án, các cá nhân đơn vị sẽ được cài đặt phần mềm chấm điểm với các tiêu chí cụ thể, chia thành 3 nhóm chính: Mức độ hoàn thành công việc; Chấp hành nội quy quy chế cơ quan đơn vị; Tinh thần trách nhiệm đối với công việc và kết quả sự phối hợp giữa các cá nhân - đơn vị và giữa đơn vị với nhau. Mỗi tiêu chí có điểm số cụ thể.
Việc chấm điểm được tiến hành thường xuyên theo tháng. Mỗi cán bộ tự chấm điểm cho mình, và được các cán bộ công chức, lãnh đạo phòng, đơn vị chấm chéo.
Trên cơ sở này, hội đồng bình xét của đơn vị (giám đốc, công đoàn, chi đoàn…) ra quyết định thang điểm thi đua, với các mức độ: hoàn thành công việc (từ 50-70 điểm), khá (70-80 điểm), tốt (80-90 điểm), xuất sắc (trên 90 điểm).
Điểm nổi bật đề án, lần đầu tiên các cán bộ công chức sẽ trực tiếp chấm điểm cho lãnh đạo đơn vị một cách công tâm, thoải mái nhất.
Bản đánh giá của các nhân viên với sếp được bảo mật tối đa và tổng hợp từ nhiều công chức cấp dưới, do đó, công chức cấp dưới không lo bị sếp phát hiện, trù dập; tránh tình trạng đánh giá qua loa, nể nang.
Ông Sơn nhấn mạnh: Việc đánh giá công chức trước đây mang tính chung chung, không có chỉ tiêu cụ thể, theo kiểu “hoàn thành tốt/ xuất sắc”.
Bản đánh giá này sẽ lượng hóa tiêu chí trên từng vị trí, chức danh, công việc đảm nhận cụ thể của cán bộ. Không chỉ tự đánh giá, công chức còn được chấm điểm từ nhiều người khác nhau nên rất khách quan.
Trường hợp số điểm cán bộ tự đánh giá và được đánh giá vênh nhau quá 5 điểm, sẽ trừ 1 điểm ở bản điểm tự đánh giá. Qua đó hy vọng hạn chế các trường hợp cán bộ quá đề cao mình, hay quá khiêm tốn không đánh giá hết năng lực bản thân.
Điểm cao sẽ được tăng thu nhập
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ: Kết quả chấm điểm là cơ sở để bình xét thi đua, khen thưởng, đề bạt, phát triển nguồn nhân lực, phát hiện những nguyên nhân sai sót, yếu kém hạn chế của đội ngũ cán bộ để đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng chuyên môn, đặc biệt là cơ sở để phân phối thu nhập cho cán bộ công chức.
Mỗi đơn vị có cơ chế riêng theo từng quý hoặc 2-3 quý để tăng thu nhập phù hợp cho cán bộ. Riêng trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ 1 năm sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo; 2 năm sẽ bị buộc thôi việc.
Ông Hồ Phó, Phó GĐ Sở NN&PTNT Đà Nẵng - đơn vị tham gia thí điểm Đề án đánh giá công chức, cho rằng: So với mô hình cũ, đề án chấm điểm công chức cụ thể, khách quan, công bằng hơn, đòi hỏi cán bộ công chức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, góp phần khắc phục bệnh thành tích không chỉ ở cơ quan, đơn vị mà cho cả cá nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đánh giá đúng cần xây dựng các các tiêu chí, thang điểm phù hợp.
PGS.TS. Hồ Tấn Sáng, Trưởng khoa Chính trị (Học viện Chính trị hành chính khu vực 3, Đà Nẵng) cho hay: Đà Nẵng đang nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nên đòi hỏi các tiêu chí lựa chọn, đánh giá cụ thể.
Việc chấm điểm, đánh giá thi đua công chức không phải mới, từ trước đến nay đã có vấn đề cách làm, triển khai ra sao. Nếu không có bộ tiêu chí phù hợp, cơ chế đánh giá dân chủ, công bằng thì công tác đánh giá thi đua cán bộ dễ rơi vào hình thức.
Ông Sơn lý giải: Sở Nội vụ là đơn vị tiên phong thí điểm mô hình chấm điểm lãnh đạo từ nhiều tháng nay. Ban đầu, xuất hiện khá nhiều đơn vị, cá nhân chấm điểm xuất sắc, trong khi thực tế lại không có thành tích. Sau những lần sửa đổi, bổ sung tiêu chí đánh giá, đến nay việc chấm điểm đi vào thực chất hơn.
Trước mắt, đề án thí điểm trong vòng 3 tháng, sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bộ tiêu chí chấm điểm, nhân rộng ra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Hiện 10 cơ quan, đơn vị đăng ký thí điểm gồm: BQL các KCN và chế xuất; Sở LĐ-TB&XH; Sở Nội vụ; Sở NN&PTNT; Sở Tư pháp; Sở VH-TT&DL; Sở Y tế và ba quận Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn.