Các nhà khoa học khảo sát Đập thủy điện Sông Tranh 2

Đoàn chuyên gia tại đập thủy điện Sông Tranh 2
Đoàn chuyên gia tại đập thủy điện Sông Tranh 2
TP - Các nhà khoa học đã có buổi khảo sát hiện tượng rò rỉ trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).

> Quảng Nam hối thúc EVN vụ đập thủy điện Sông Tranh 2

Chiều 6-5, các chuyên gia về đập thủy điện, hồ chứa lớn, các chuyên gia tham dự hội thảo khoa học “Phát triển Thủy điện bền vững: các bài học và khuyến nghị” do Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức đã có buổi khảo sát hiện tượng rò rỉ trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2.

Cuộc khảo sát nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho cuộc hội thảo diễn ra hôm nay (7-5) tại Quảng Nam.

Đoàn chuyên gia tại đập thủy điện Sông Tranh 2
Đoàn chuyên gia tại đập thủy điện Sông Tranh 2.

Sau cuộc khảo sát, nhiều chuyên gia đã chất vấn BQL Dự án thủy điện 3 về thiết kế, độ an toàn đập, khả năng phòng chống lũ, tần suất thiết kế, các phương án cần thiết khi lũ vượt tần suất thiết kế, xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2….

Ông Trần Văn Hải, trưởng BQL Dự án Thủy điện 3 khẳng định: “Đập thủy điện Sông Tranh có chức năng cắt lũ. Các đập nhỏ mới cần cống xả đáy, đập lớn không cần xả đáy.

Ông Trần Văn Hải (phải) giải thích với các chuyên gia về thiết kế đập Sông Tranh 2
Ông Trần Văn Hải (phải) giải thích với các chuyên gia về thiết kế đập Sông Tranh 2 .

Về trường hợp xả lũ trong trường hợp khẩn cấp, theo ông Hải, 6 tràn đủ đáp ứng xả lũ trong trường hợp khẩn cấp. Công trình có chuỗi thủy văn 30 năm nên số liệu rất đáng tin cậy.

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TPHCM (Hasco) sau khi khảo sát đường hầm cho biết: "Không hạ mực nước xuống mực nước chết để khắc phục mà duy trì ở cao trình 155m tôi thấy rất khó hiểu. Cần tìm ra nguyên nhân và bản chất trước khi khắc phục. Việc bịt ở thượng lưu đúng nhưng chưa đủ. Đi khảo sát đường hầm không thấy được gì, chỉ thấy nước vẫn còn chảy ào ào bên trong”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG