Sở GTVT Hà Nội né phóng viên

Gầm cầu Thanh Trì thành bãi đỗ xe
Gầm cầu Thanh Trì thành bãi đỗ xe
TPO – Sau những vụ xe cháy liên tục trên địa bàn Hà Nội, Tiền Phong Online đã nhận được nhiều câu hỏi của độc giả về việc gửi xe tại các gầm cầu vượt có an toàn không, biện pháp PCCC có đảm bảo không? Sau hơn một tháng liên lạc với Sở giao thông vận tải Hà Nội để tìm hiểu, phóng viên vẫn không thể tiếp cận được người phát ngôn tại sở này.
Gầm cầu Thanh Trì thành bãi đỗ xe
Gầm cầu Thanh Trì thành bãi đỗ xe. Ảnh: Minh Đức

Ai biến gầm cầu thành bãi đỗ xe?

Thời gian từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012, tình trạng cháy xe máy, ô tô liên tục xảy ra trên các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, chưa có cơ quan chức năng nào tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng cháy.

Tiền Phong Online đã nhận được nhiều câu hỏi từ độc giả về việc gửi xe tại các gầm cầu vượt có an toàn không, biện pháp PCCC có đảm bảo không? Ngoài ra việc quy hoạch xây dựng các cây cầu này có thiết kế bãi đỗ xe không?

Nhiều lần phóng viên Tiền Phong Online gọi điện liên hệ với ông Nguyễn Quốc Hùng - Gám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội để đặt lịch phỏng vấn về nội dung công tác quản lý, PCCC tại các bãi đỗ xe nằm dưới gầm cầu vượt. Tuy nhiên có lúc liên hệ, ông Hùng vừa bốc máy nghe giọng phóng viên là cúp máy liền, hoặc cáo bận, họp...

Phóng viên vẫn có gắng dùng điện thoại liên hệ nhằm tìm kiếm cơ hội có được câu trả lời giúp bạn đọc, nhưng ông Hùng nói, “Tôi không làm việc qua điện thoại, có vấn đề gì thì gửi công văn, chúng tôi sẽ làm việc qua đường công văn.

Sở GTVT Hà Nội né phóng viên ảnh 2

Ngày 12-2, báo Tiền Phong đã có gửi Công văn số 28/CV-TP 2012 đến ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị cung cấp thông tin để trả lời bạn đọc.

Sau nhiều ngày chờ đợi nhưng vẫn không thấy phía Sở GTVT Hà Nội phản hồi. Ngày 28-2, phóng viên đến trụ sở Sở GTVT, bà Trần Khánh Tuyết, nhân viên văn thư xác nhận đã nhận được Công văn của báo Tiền Phong và chuyển sang Phòng Giao thông Đô thị.

Ông Nguyễn Huân Huy, Trưởng phòng Giao thông Đô thị nói, việc này đã giao cho ông Phạm Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng xử lý. Ông Trưởng phòng nói, ông Huy đi vắng và cho phóng viên số điện thoại đề nghị liên lạc với ông Tùng để làm việc.

Như vậy sau hơn một tháng liên lạc với Sở GTVT Hà Nội, phóng viên Tiền Phong Online vẫn chưa thể có được thông tin của cơ quan chức năng để cung cấp thông tin tới bạn đọc.

Cấm bãi đỗ xe dưới gầm cầu vượt

Gầm cầu thành bãi tập kết hàng hóa
Gầm cầu thành bãi tập kết hàng hóa. Ảnh: Minh Đức

Tại điểm 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB, 1-7-2009), quy định: Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại một số vị trí, trong đó có vị trí trên cầu, gầm cầu vượt.

Điểm 1, Điều 16, Chương 5, Nghị đinh 11 Chính phủ (Số: 11/2010/NĐ-CP) quy định giới hạn hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị. Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên: 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên, 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét; Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra mỗi bên 07 mét; Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại điều 17, Nghị định 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được duyệt.

 
Minh Đức
Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.