Dự án khẩn cấp vì voi, thực hiện như rùa

Xác con voi chết mới phát hiện vào ngày 23-12
Xác con voi chết mới phát hiện vào ngày 23-12
TP - Ba tỉnh gồm Đồng Nai, Đăk Lăk, Nghệ An là các địa phương thực hiện dự án bảo tồn voi khẩn cấp đến năm 2010 theo quyết định của Thủ tướng CP. Đến nay đã quá thời hạn trên, dự án bảo tồn voi tại Đồng Nai vẫn nằm trên giấy, trong khi một nửa đàn voi rừng đã chết.

> Phát hiện xác voi rừng mất sọ ngà đuôi

Xác con voi chết mới phát hiện vào ngày 23-12
Xác con voi chết mới phát hiện vào ngày 23-12.

Đàn voi rừng tại Đồng Nai sinh sống trên lâm phần thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu (huyện Vĩnh Cửu), Cty Lâm nghiệp La Ngà (huyện Định Quán) và Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú). Những năm gần đây, người dân xâm lấn đất rừng trồng trọt khiến vùng sinh cảnh của voi ngày càng thu hẹp. Voi ra ăn, phá hoa màu và đe dọa sinh mạng người dân đã dẫn đến xung đột giữa người và voi.

Ở xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, nơi đàn voi thường ra phá hoa màu, có thời điểm, gần như ngày thuộc người, đêm thuộc về voi.

Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Cửu, từ năm 2007 đến nay đã chi trên 3 tỷ đồng hỗ trợ, đền bù cho người dân trên địa bàn bị thiệt hại hoa màu, nhà cửa do voi. Từ tháng 5-2009 đến nay, 9 voi bị chết, trong đó có 7 con chết do trúng thuốc độc, 1 con chết do lũ cuốn và mới nhất là con voi duy nhất còn sót lại trên lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú (huyện Định Quán) bị giết hại. Đàn voi tại Đồng Nai được xác định còn lại khoảng 9 cá thể.

Cùng thực hiện dự án khẩn cấp bảo tồn voi, tỉnh Đăk Lăk, Nghệ An đã triển khai dự án. Riêng dự án bảo tồn voi của Đồng Nai vẫn nằm trên giấy. Sở NN-PTNT Đồng Nai - đơn vị thực hiện dự án - cho rằng voi ở Nghệ An là đàn voi di trú giữa Việt Nam và Lào, voi Đăk Lăk chủ yếu là voi nhà, còn voi tại Đồng Nai là voi nội địa nên phải thực hiện từng bước, phải khảo sát trước. Nhưng nguyên nhân chính là chưa thống nhất được nguồn kinh phí thực hiện dự án chi từ ngân sách trung ương hay địa phương.

Năm 2008, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng xong dự án bảo tồn voi với kinh phí thực hiện là 21,26 tỷ đồng, trong đó dự kiến chi ngân sách 20%, còn 80% là nguồn kinh phí trung ương. Theo tỉnh Đồng Nai, quyết định 733 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì cũng có quy định giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối bổ sung vốn bảo đảm kinh phí thực hiện dự án.

Thế nhưng Bộ NN-PTNT cho rằng đây là dự án do các cơ quan trực thuộc tỉnh Đồng Nai thực hiện, do đó việc thẩm định, bố trí ngân sách dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai.

Cho đến nay khi đàn voi rừng đã chết đến con voi thứ 9, dự án bảo tồn voi Đồng Nai được xây dựng lại với kinh phí lên trên 34 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa thể thực hiện vì chưa xác định được cấp nào chi. Theo tỉnh Đồng Nai, để dự án được triển khai thì phải được Thủ tướng gia hạn dự án.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Triển khai văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Triển khai văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

TPO - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị các cấp uỷ, tổ chức đảng, bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về công tác dân tộc và tôn giáo trong tình hình hiện nay phù hợp với từng địa phương, đơn vị theo phương châm "không bỏ trống, bỏ sót nhiệm vụ".
Tiếp tục theo dõi việc xử lý các công trình, dự án có nguy cơ lãng phí

Tiếp tục theo dõi việc xử lý các công trình, dự án có nguy cơ lãng phí

TPO - Phó trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng nhấn mạnh, cần tiếp tục theo dõi, nắm tình hình kết quả chỉ đạo việc rà soát, tổng hợp, đề xuất xử lý các dự án, công trình kéo dài, có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí; tổng rà soát các công trình, dự án, quy hoạch treo, chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài, có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí lớn...