Nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời về một nghi án văn chương

Nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời về một nghi án văn chương
TPCT - Chương trình kỷ niệm 50 Hội Nhà văn Việt Nam được mở đầu bằng buổi giao lưu cùng thầy và trò khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội với chủ đề “Văn chương và bục giảng” hết sức ấn tượng và lý thú.
Nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời về một nghi án văn chương ảnh 1
Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Khách mời giao lưu, ngoài nhà thơ Hữu Thỉnh,  nhà văn Đào Thắng, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, còn lại đều  là các hội viên Hội Nhà văn từng ngồi trên ghế giảng đường ĐHSP Hà Nội : Các giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Anh Đào, Trần Đình Sử, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Văn Long, Chu Văn Sơn,...

Hội trường số 1 nhà B, chiều 11 tháng 4 chật ních, nhiều sinh viên đến muộn, không có chỗ ngồi, phải đứng tràn ra hai bên hành lang.

Giảng viên khoa Văn, cô giáo Hồng Minh, người dẫn chương trình ( MC), quá xinh đẹp và khả ái, áo dài màu lửa, lại thêm một MC chuyên nghiệp của chương trình Người cao tuổi trên VTV, nhà thơ Phạm Tiến Duật,  trợ giúp, khiến không khí hội trường bỏng dãy lên từ đầu.

Sau những lời chào mừng đầy ngưỡng mộ của GS-TS hiệu trưởng Nguyễn Viết Thịnh, người khách đầu tiên được mời giao lưu là nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Hội Nhà văn sung sướng được khoe với các thầy cô giáo và các bạn sinh viên rằng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Viết văn Nguyễn Du, là ba chiếc nôi lớn sản sinh ra nhiều tên tuổi các nhà văn Việt Nam đương đại, những Nguyễn Khoa Điềm, Ma Văn Kháng, Tô Nhuận Vỹ, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đăng Mạnh vv... - Nhà thơ Hữu Thỉnh điểm lại rất nhiều tên tuổi.

Nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời về một nghi án văn chương ảnh 2
Nhà thơ Hữu Thỉnh

Rồi ông vắn tắt điểm những thành tựu của nền văn học Việt Nam 50 năm qua...

Các câu hỏi từ dưới hội trường tới tấp gửi lên sân khấu.

- Cháu là Thúy Lan... Xin nhà thơ cho biết người con gái trong “Thơ viết ở biển” có phải người tình của bác không? Bác viết bài thơ đó trong bối cảnh như thế nào ạ?

- Tôi viết bài thơ ấy hơn ba mươi năm trước, khi tôi còn đang trong quân đội, từ chiến trường Quảng Trị được ra an dưỡng ở Bãi Cháy (Quảng Ninh). Chẳng có người tình nào cả.

Ngày ấy đời sống còn khó khăn lắm. Theo lời vợ dặn, tôi mua một ít tôm, luộc lên và phơi khô để mang về nhà. Trong lúc ngồi canh chim, sợ chúng đến ăn mớ tôm phơi, tôi nhìn biển và nghĩ vơ vẩn.

Thế rồi tứ thơ về biển hình thành. “... Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn. Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím...”.

Bài thơ được in rồi được nhạc sỹ phổ nhạc. Tôi rất cám ơn nhạc sỹ đã chắp cánh cho bài thơ bay xa, và... cám ơn cả mớ tôm phơi...

Tiếng vỗ tay ran phòng. Một góc bếp núc thơ thật lý thú.

Lại một loạt câu hỏi dồn dập...

Nhưng đến câu hỏi này thì hội trường bỗng căng ra :

- Thưa, gần đây trên mạng internet có một số ý kiến xung  quanh bài thơ  “Hỏi ” của nhà thơ. Có người cho rằng “ Hỏi ” giống một bài thơ của nữ thi sĩ người Đức. (*)  Xin ông cho biết về sự việc này ?

Nhà thơ  Hữu Thỉnh bật lên như ngồi trên ghế nóng :

- Trước khi trả lời, tôi muốn biết ai là người ra câu hỏi này thế ?

Mọi ánh mắt đều dõi một vòng quanh hội trường. Không khí bỗng lặng phắc. Không có cánh tay nào giơ lên. Có ai đó thì thầm: “Lẽ ra MC Hồng Minh không nên đọc câu hỏi này. Cuộc giao lưu sẽ mất vui...”.

Hỏi

- Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Thượng đế đã làm ra mặt trời

Tôi gọi gió

Gió hãy trả lời tôi

Gió nói :

- Tôi ở bên em.

Tôi gọi mặt trời

Mặt trời hãy trả lời tôi

Mặt trời nói :

- Tôi ở bên em.

Tôi gọi các vì sao

Xin hãy trả lời tôi

Các vì sao nói :

- Chúng tôi ở bên em.

Tôi gọi con người

Xin hãy trả lời tôi

Tôi gọi - và im lặng

Không ai trả lời tôi.

Quang Chiến dịch

(Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 6-2002)

Nhà thơ Hữu Thỉnh đảo mắt nhìn quanh, cố tìm ra một cánh tay thẳng thắn giơ lên. Không có. Rồi ông mỉm cười :

- Cám ơn bạn nào đã đưa ra câu hỏi này, nhưng vì tế nhị đã giấu tên. Một câu hỏi thẳng thắn và rất quan trọng đối với tôi. Xin thú thật là, mấy tháng nay, và cho đến bây giờ tôi vẫn như mang một cái án trên mình.

Tôi bị người ta khép vào tội đạo thơ, tội ăn cắp mà không biết thanh minh với ai, kêu cầu với ai. Nhân đây, tại một diễn đàn văn chương, xin được trình bày:

Tôi làm bài thơ này cách đây hơn mười năm. Làm rất nhanh, chỉ trong vài mươi phút. Tôi còn nhớ khi đó, tôi vừa trải qua một cuộc tâm sự với nhà thơ Phạm Tiến Duật, bạn tôi, đang ngồi đây.

Hôm đó, chúng tôi ngồi với nhau gần một buổi chiều. Khi anh Duật về, tôi liền nảy ra một tứ thơ. Và viết liền một mạch cho đến dấu chấm câu cuối cùng.

Bài thơ “Hỏi” được in ngay sau đó ít lâu. Năm 2002, tôi có đọc bài thơ “Thượng đế làm ra mặt trời” của nhà thơ người Đức được dịch và in trên Tạp chí Văn học nước ngoài.

Lần đầu tiên tôi được  đọc bài thơ này. Vì tôi đâu có biết tiếng Đức. Về ngoại ngữ, tôi không thạo một thứ tiếng nào, tiếng Đức càng mù tịt. Trước đó, tôi hoàn toàn không biết có bài thơ ấy và tác giả người Đức ấy.

Trong các bài báo đăng trên mạng vừa rồi, có người lại bảo, bài thơ này đã được dịch ra tiếng Việt và in tại Sài Gòn trước năm 1975. Tức là người ta muốn gán cho tôi đã ăn cắp từ bản dịch tiếng Việt đó.

Thế thì tôi có cãi đằng trời. Nhưng xin thưa, cho tới giờ vẫn không có ai cho tôi và tất cả mọi người ngồi đây được thấy bài thơ đã dịch và in ở Sài Gòn ấy cả...

Câu chuyện đạo thơ mà người ta dựng lên ấy, biết thanh minh thế nào... Trời ơi ! Chỉ có người viết ra nó mới biết được thôi...

Cả hội trường lại ran lên tiếng vỗ tay, như đồng cảm với tiếng thở dài của nhà thơ.

Tiếp theo là phần giao lưu với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhà thơ của Trường Sơn chống Mỹ ngồn ngộn đời sống và kỷ niệm chiến trường khiến các thầy cô giáo tương lai xuýt xoa trầm trồ liên tục.

Nhưng rồi câu chuyện về bài thơ “Hỏi” vẫn được nhà thơ Phạm Tiến Duật trở lại sau khi đã qua những chuyện lý thú khác. Ông thực sự trăn trở với những điều tâm sự của  Hữu Thỉnh:

- Xin được  lại nói đôi lời về bài thơ “Hỏi”. Chính lời phân trần vừa rồi của Hữu Thỉnh đã xoá đi hoàn toàn những hiểu lầm nguy hiểm bấy lâu. Giữa chúng ta lúc này là một không khí tin cậy, cởi mở, bạn bè.

Thú thực hồi nghe những thông tin về bài thơ của Hữu Thỉnh, có lúc tôi rất muốn hỏi anh, nhưng lại thấy không tiện. Bây giờ thì mọi khúc mắc, nghi ngờ đã được giải tỏa rồi...

Phạm Tiến Duật bắt tay Hữu Thỉnh. Rồi cao hứng, ông xin được cùng người đẹp Mỹ Hà, Bí thư Đoàn khoa, hát bài “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” phổ nhạc thơ ông. 

Không ngờ ông còn là một ca sỹ. Tiếng thanh, tiếng trầm quện vào nhau: “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn. Hai đứa ở hai đầu xa thẳm...”.

11/4/2007

(*) Chúng tôi xin được in lại bài thơ  “Hỏi” của Hữu Thỉnh và bài “Thượng đế đã làm ra mặt trời” của nữ thi sỹ Đức Christa Reinig để bạn đọc tham khảo. Bài thơ của Christa Reinig được công bố năm 1964, trong một tập thơ đoạt giải văn chương Bremen của Đức.(Theo lời chú trên mạng)

MỚI - NÓNG
TPHCM rà soát cán bộ, xây phương án nhân sự cấp xã phường
TPHCM rà soát cán bộ, xây phương án nhân sự cấp xã phường
TPO - Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Sở Nội vụ TPHCM rà soát nguồn cán bộ của thành phố để tham mưu xây dựng phương án nhân sự của các xã, phường sau sắp xếp. Đồng thời tham mưu phân công, chỉ định bố trí, giới thiệu nhân sự giữ chức vụ ở cấp xã mới ngay sau thành lập.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11

TPO - Sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng (Hà Nội), diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú và nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị.
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đón đoàn đại biểu Quốc phòng Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang dự Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Việt- Trung

TPO - Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Quốc phòng Việt Nam do Bộ trưởng Phan Văn Giang dẫn đầu đã xuất cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động tại Trung Quốc. 
Hành trình tìm lại tên cho liệt sĩ đã nằm xuống vì Tổ quốc

Hành trình tìm lại tên cho liệt sĩ đã nằm xuống vì Tổ quốc

TPO - Trong những xóm làng bình dị ở Hà Nam, tiếng gà gáy, tiếng trẻ thơ nô đùa vẫn vang lên trên nền ký ức chưa khép. Từng cán bộ Công an xã vẫn lặng lẽ gõ cửa từng nhà, gom nhặt từng mẫu máu nhỏ bé từ thân nhân liệt sĩ – như thể đang nhặt lại từng mảnh vỡ của quá khứ. Họ đi bằng trái tim, mang theo tinh thần "uống nước nhớ nguồn", mang cả sự tận tụy của người sống với nỗi đau của những người đã khuất.
Tối 15/4, khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Malaysia, trang chủ của People’s Daily vẫn đăng trang trọng ảnh và tiêu đề 4 bài viết về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc (ảnh chụp màn hình).

Báo chí Trung Quốc: Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt - Trung

TPO - Trong dịp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14-15/4 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch truyền thông quy mô lớn, tập trung 5 chủ đề chính, trong đó các bài phân tích và xã luận đều nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt - Trung.
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử Quốc hội sớm hơn với 500 đại biểu

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử Quốc hội sớm hơn với 500 đại biểu

TPO - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến bầu cử sớm hơn so với kỳ bầu cử trước để tạo sự đồng bộ với cấp ủy các cấp, kịp thời triển khai nghị quyết Đại hội XIV của Đảng. Dự kiến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là ngày Chủ nhật (15/3/2026).