Chân dung bà vợ gây tranh cãi

Chân dung bà vợ gây tranh cãi
TP - Bộ phim mới nhất về Nelson Mandela không chỉ tái hiện hành trình thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, mà còn góp phần làm sáng rõ người phụ nữ gây tranh cãi Winnie Madikizela-Mandela.

> 10 sự kiện 'chấn động' địa cầu 2013
> 5 sự kiện lan tỏa cộng đồng mạng năm 2013

Mandela: Long walk to freedom (Mandela: Đường dài đến tự do) khởi chiếu lác đác ở một vài rạp từ 29/11, công chiếu rộng rãi từ 25/12. Phim của đạo diễn Justin Chadwick được giới phê bình đánh giá là phim hay nhất về Nelson Mandela thời gian gần đây.

Bộ phim dựa trên tự truyện của Mandela xuất bản năm 1994, tái hiện thời kỳ ông lãnh đạo phong trào chống phân biệt chủng tộc, 27 năm tù đầy và bước lên nắm quyền lực ở Nam Phi. Phim cũng xoáy sâu vào cuộc hôn nhân thứ hai của Mandela với Winnie Madikizela-Mandela - từng lãnh đạo Liên đoàn phụ nữ thuộc Đại hội dân tộc Nam Phi.

Vào vai Mandela là Idris Elba. Nam diễn viên Anh này cũng nhận đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc tại Quả cầu vàng 2014. Ngoài diễn xuất tuyệt vời của Idris Elba, vai cô vợ Winnie do diễn viên Anh Naomie Harris thủ diễn cũng gây ấn tượng không kém. “Tôi không xin lỗi về những điều đáng ghét mà bà Winnie làm và bị lên án, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là phim giúp lí giải tại sao bà ấy trở thành người phụ nữ như thế. Bà ấy không được đánh giá đúng mức ở nhiều khía cạnh”, Naomie phát biểu bên lề buổi ra mắt phim ở LHP Toronto.

“Có hai nhân cách trong Winnie. Một bên bà làm những điều kinh khủng trong thời kỳ chống chế độ apartheid (bị cáo buộc chịu trách nhiệm về hành vi bắt cóc, tra tấn nhiều đàn ông, phụ nữ và trẻ em). Mặt khác bà là người giữ tên tuổi Nelson Mandela còn sống suốt 27 năm ông ngồi tù. Nếu không có Winnie, có lẽ chúng ta sẽ lãng quên Mandela”, nữ diễn viên Anh nhận xét.

Bộ phim về Mandela lần này là phim duy nhất nhận được sự đồng thuận của gia đình ông, cũng như quỹ mang tên Mandela. Naomie Harris tiết lộ, nhà sản xuất phim là Anant Singh đã viết thư cho Mandela 26 năm trước khi ông đang ở tù, để xin phép chuyển tải câu chuyện lên màn ảnh. Nhà sản xuất này cũng mất 17 năm phát triển dự án phim. Để tăng tính chân thực cho phim, Justin Chadwick yêu cầu giám đốc casting nhờ 140 cựu tù nhân từng ngồi tù cùng Mandela ở Robben Island. Phim cũng cần đến 12 nghìn người, đứng thứ 4 trong số các phim cần đông diễn viên quần chúng nhất.

Đạo diễn Chadwick và nhà sản xuất Singh mời Harris đóng vai Winnie Madikizela 3 năm trước. “Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết số phận bộ phim trôi nổi suốt 17 năm. Ban đầu tôi không thể hiểu sự phức tạp của nhân vật. Nhưng rồi tôi tìm hiểu và khám phá ra rằng, bà Winnie Mandela là người phụ nữ vô cùng phức tạp. Bà đã thành công khi khiến mọi người luôn tranh cãi về mình”.

NGUYÊN KHÁNH
Theo Cyberpresse, Allocine

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.