Hai cuộc giới thiệu sách ở Hà Nội

Hai cuộc giới thiệu sách ở Hà Nội
TP - Cuộc giới thiệu ở L’Espace tuần trước và cuộc đầu tháng 8 tới đều nhằm mục đích giúp độc giả biết đến Tủ sách Cánh cửa mở rộng cũng như sách của Phan Việt nhiều hơn.

> GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn được tài trợ 1 triệu USD
> Gia đình - sự giày vò tiếp nối?

Mở đầu tọa đàm ra mắt sách Bất hạnh là một tài sản: Một mình ở châu Âu, trong tiếng đệm guita, tác giả Phan Việt ngồi đọc trích đoạn “khá tình” (từ chối lời mời ăn tối của một anh chàng người Pháp điển giai). Phan Việt hóm hỉnh, chị viết 4 đầu sách, nhưng tới cuốn này mới tìm ra độc giả của mình và giao lưu cùng. Khán phòng phải kê thêm ghế phụ, chưa kể nhiều người đứng dựa lưng vào tường. Phan Việt cười: “Có lẽ đông thế này bởi có GS Ngô Bảo Châu và đa phần là fan của dịch giả đẹp trai Lâm Vũ Thao, đến với tôi chắc ít thôi”.

Chuyến du lịch của Phan Việt tới châu Âu một tháng, còn GS Ngô Bảo Châu sống và làm việc ở Pháp 17 năm. Anh tâm sự: Một, không ưa những dân Mỹ bụi tới du lịch Pháp và coi nước Pháp là một trại hè giống tác giả, và hai, rất thích cái kết của cuốn sách. Kí ức đậm sâu nhất về Paris đối với Ngô Bảo Châu là những năm không một xu dính túi, tranh cãi học thuật 4 tiếng đồng hồ bằng ngôn ngữ thứ hai. “Paris của tôi là những niềm vui, nỗi buồn, cuộc sống và cả cái chết thực sự chứ không phải ám ảnh vô hồn gì đó”.

Ngô Bảo Châu đánh giá Một mình ở châu Âu là một loại sách du ký. “Đừng cho rằng sách du ký là loại sách thứ cấp. Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn Hành trình du ký của Bruno cũng như sách của John Steinbeck. Đối với tôi sách du ký văn chương rất khác sách viết về du lịch. Cuộc sống bây giờ vô cùng bận rộn vì thế mỗi giây đọc sách đối với tôi là trải nghiệm hạnh phúc cho riêng mình”. GS tâm sự, 18 tuổi rời Việt Nam sang Pháp học Toán, bởi vậy anh không gắn bó thành phố hay đất nước nào quá 17 năm.

Một nữ độc giả đặt câu hỏi với Phan Việt: “Chị nói bất hạnh là một tài sản. Vậy tôi đã nghỉ hưu, cũng chỉ có chức phó phòng của một cơ quan tài chính. Tôi sinh năm 1931, con giai tôi chết trước tôi, con gái thì bị chồng bỏ. Bất hạnh của tôi có là một tài sản không?”. Phan Việt tỏ ra lúng túng. Chị xin lỗi độc giả cao tuổi vì không đủ tư cách đưa ra lời khuyên hay bình luận trong trường hợp này.

GS Ngô Bảo Châu không trực tiếp nói nhiều về cuốn sách mà kể lại chuyến thăm một trường Phật giáo, trong một buổi học dành cho trẻ em. Người giảng là thầy Thích Chân Thiện. Đại thể, thầy giảng cho GS một thứ quả có đủ cả ba vị ngọt, chua và chát. Giọng của Ngô Bảo Châu âm nhiều hơn tiếng (có lẽ ảnh hưởng bởi tiếng Pháp). Kết thúc tọa đàm và như an ủi độc giả sinh năm 1931 kia, GS Ngô Bảo Châu rút ra một mẩu giấy và đọc nguyên văn câu chuyện tùy duyên của một người hâm mộ gửi cho anh.

15h ngày 1/8, GS Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt lại có cuộc giới thiệu Tủ sách Cánh cửa mở rộng tại Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Hà Nội gặp mặt, tri ân cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bí thư Hà Nội gặp mặt, tri ân cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

TPO - “Đảng bộ và nhân dân Hà Nội tự hào và biết ơn các bác, các đồng chí đối với nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Những đóng góp của các bác, các đồng chí là tài sản quý báu của Thủ đô và đất nước”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định.
Còn 62.739 cơ sở nhà đất công chưa có phương án sắp xếp

Còn 62.739 cơ sở nhà đất công chưa có phương án sắp xếp

TPO - Số cơ sở nhà, đất chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định là 62.739 cơ sở. “Việc sắp xếp bộ máy của cả hệ thống chính trị, quản lý tài chính, tài sản làm sao chống thất thoát trong lúc sáp nhập, chuyển đổi, nhất là trụ sở tài sản công dôi dư phải chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực, đưa vào sử dụng cho hiệu quả...”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc lưu ý.