Chị nói nghiêm túc: Tôi muốn lý giải tôi buộc phải mạnh mẽ là từ những lý do nhỏ nhỏ như vậy. Mọi người không tưởng tượng đàn bà nuôi con một mình bị bắt nạt thế nào đâu. Đến nỗi tôi phải thắp hương khấn trong ngày bố mất, xin cho con sức mạnh để bảo vệ gia đình mình.
Huệ hay viết về “ngu-tham-hèn- ác”, bốn đặc tính tồi tệ của con người. Văn Chinh nhận xét tập “Thành phố đi vắng” của Huệ đoạt giải Hội Nhà văn năm ngoái: “Cô ấy viết giỏi về sự sấp mặt, thật giả không biết đâu mà lần của con người và xã hội. Phát hiện cái thiện cái ác cứ như không”.
Franz Kafka khổng lồ của văn học Đức thì có hẳn “Thư gửi bố”, những bức thư không bao giờ đến tay người nhận, mà ngay từ đầu đã được chỉnh sửa để biến thành tác phẩm văn học. Bị bố bắt nạt từ bé, người đàn ông tưởng mạnh mẽ này cho người đọc thấy chỉ một mối quan hệ không êm đẹp có thể khiến nhà văn đau khổ đến mức không viết ra không xong.
Trong tự truyện của mình, Nick Vujicic viết hẳn một chương “Đấu tranh chống lại bất công”, trước hết ở trường học. Anh cho rằng bắt nạt người khác - đó là vấn đề có tính toàn cầu.
“Tôi luôn nói với mọi người rằng tôi không chân không tay nhưng không có nghĩa là tôi vô hại”. 13 tuổi, Nick suýt lao xe lăn vào một thằng ngày nào cũng dùng từ tục tĩu để nói về các bộ phận cơ thể cậu, may mà thằng bé kia cũng xin lỗi kịp thời. “Tôi khuyến khích tất cả mọi người lên tiếng để ngăn chặn thói bắt nạt trong cộng đồng”- Nick viết.
Hóa ra, cái làm nên sức mạnh ban đầu của nhà văn có thể cũng giản dị thôi, sau đó sức mạnh đó mới nhân lên bằng từng trải và vũ khí bén nhọn - cây bút, bàn phím.
Từ ngày bé tí Phan Thị Vàng Anh đã được bố, nhà thơ Chế Lan Viên, dạy “Con phải học, học không phải để vui mà để không ai giết được mình”- thật tỉnh táo lạnh lùng mà cũng cực kỳ dễ hiểu ở xứ này.