Luật hóa giám sát, phản biện xã hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ảnh: N.T
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ảnh: N.T
TP - Ngày 27-2, Hội nghị lần thứ ba (khóa VIII) Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Một số đại biểu cho rằng, cần luật hóa công tác giám sát, phản biện xã hội, mời người uy tín vào Quốc hội…
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ảnh: N.T
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: N.T.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Mặt trận đã đóng góp rất lớn vào thành công chung của Đại hội XI của Đảng. Đại hội không chỉ thành công tốt đẹp mà còn có những nét rất mới. Đó là không khí dân chủ được mở rộng từ khâu thảo luận văn kiện đến công tác giới thiệu nhân sự để bầu với số dư lớn. Riêng Ủy viên dự khuyết, số dư tới 164%, số dư bầu Bộ Chính trị 70%.

Vì vậy, cần quan tâm xây dựng Mặt trận ngày càng vững mạnh, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện mới, có chất lượng, hiệu quả cao hơn, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, Tổng Bí thư nói.

Tổng bí thư tin tưởng, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của mình, mặt trận sẽ thu được những kết quả tốt hơn nữa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tham gia chuẩn bị, tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào tháng 5 tới.

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, ông Vũ Trọng Kim, cho rằng: “Công tác Mặt trận vẫn còn một số yếu kém, hạn chế. Việc tham mưu ở tầm vĩ mô về chủ trương, chính sách đối với công tác Mặt trận còn những bất cập chưa được tháo gỡ. Công tác giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế”.

Nguyên nhân, theo ông Kim, là do “công tác phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức thành viên chưa có cơ chế, quy định rõ ràng nên khó thực hiện”.

Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, ông Phạm Xuân Hằng cho rằng, để Mặt trận phát huy vai trò phản biện xã hội, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Mặt trận năm 1999. Theo ông Hằng, phải tăng tính chủ động của Mặt trận đối với công tác giám sát, phản biện xã hội. Bởi nếu chỉ dừng lại ở quy định như hiện nay, Mặt trận chỉ có vai trò như “một dự thính viên” trong các hoạt động giám sát.

“Cần cụ thể hóa những qui định, chế tài về công tác giám sát, phản biện vào trong luật vì Mặt trận sẽ không thể tự ra qui chế về giám sát, phản biện xã hội và nếu có thì qui chế đó cũng chỉ có tác dụng trong nội bộ tổ chức của Mặt trận”, ông Hằng nói.

Giáo sư Tương Lai đề nghị phân tích, làm rõ vì sao Mặt trận chưa có cơ chế rõ ràng đối với công tác giám sát, phản biện của mình. Ông cho rằng, nếu không có một cơ chế rõ ràng, Mặt trận sẽ không thể đảm bảo được chức năng quan trọng này, đồng thời dễ dẫn đến dân chủ hình thức.

Mời người uy tín vào Quốc hội

Về vấn đề bầu người ngoài Đảng vào Quốc hội khóa mới, ông Đỗ Phượng (nguyên Tổng giám đốc TTXVN) cho rằng, không nên đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ 10 hay 20%. “Nên mời vào Quốc hội những người tiêu biểu. Phải lựa chọn được những người tiêu biểu, trung thực, có tiếng nói với nhân dân vào quốc hội”.

Đảng, các đồng chí lãnh đạo cao cấp phải đến mời những người như vậy vào Quốc hội để họ đóng góp cho đất nước. Nếu chỉ ấn định tỷ lệ sẽ là hình thức. Vấn đề là ai là người ngoài Đảng sẽ tham gia vào Quốc hội, ông nói.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.