Vị tướng đi dép cao su, kéo pháo, tiêu diệt địch

Vị tướng đi dép cao su, kéo pháo, tiêu diệt địch
TPO - Tạp chí Time (Mỹ) viết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Napoleon đỏ, nổi lên thành nhà lãnh đạo của quân đội du kích nghèo, chân đi dép cao su và miệt mài kéo pháo qua núi để bao vây, tiêu diệt địch.

> Văn thành Võ, Võ hoá Văn
> Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
> 10 bức ảnh đẹp ấn tượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Huyền thoại

Theo Washington Post (Mỹ), Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà lãnh đạo cuối cùng trong số ba nhà lãnh đạo hàng đầu trong cuộc cách mạng chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhằm giải phóng dân tộc, đem lại tự do cho đất nước.

Cùng với lãnh tụ Hồ Chí Minh và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tướng Giáp được cả dân tộc Việt Nam tôn kính.

Trong khoảng ba thập kỷ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lãnh đạo quân đội chống lại quân xâm lược. Đặc biệt, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 vang dội chấm dứt 70 năm thực dân Pháp xâm lược ở khu vực Đông Dương.

Với hàng triệu người Việt Nam, đây không chỉ là chiến thắng trên mặt trận quân sự. Tướng Giáp trở thành huyền thoại của người Việt Nam, tờ Washington Post viết.

Tên tuổi của Người gắn với nhiều chiến thắng lịch sử quan trọng, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Tên tuổi của Người gắn với nhiều chiến thắng lịch sử quan trọng, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gắn với nhiều chiến thắng lịch sử quan trong như Chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950, Chiến dịch Mậu thân năm 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trong sự nghiệp quân sự của mình, Tướng Giáp đã chỉ huy hàng triệu người trang nhiều đơn vị quân đội, bổ sung lực lượng dân quân địa phương và tự vệ ở khắp các làng bản ở Việt Nam.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh năm 1950
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh năm 1950.

Nói về chiến thuật quân sự , tờ Washington Post viết: “Đại tướng đã chiến đấu với tất cả các chiến thuật chiến tranh như tấn công du kích, gián điệp, chiến đấu trên chiến trường… Đại tướng cũng như cộng đồng người Việt cùng nỗ lực hết mình cho cuộc cách mạng. Phụ nữ, nông dân vận chuyển vũ khí, cung cấp đạn dược cho chiến sĩ du kích, trẻ em làm nhiệm vụ thông tin liên lạc”.

“Mọi công dân là người lính. Tất cả các thôn, bản là pháo đài và toàn bộ đất nước chúng ta là một chiến trường rộng lớn. Ở đó, đối phương bị bao vây, tấn công và bị đánh bại”, Washington Post dẫn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Là bậc thầy của quân sự Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ đạo mở đường mòn Hồ Chí Minh, đưa quân đội và vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào hỗ trợ cho miền Nam chiến đấu.

Thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện trên trang chủ của nhiều báo quốc tế
Thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện trên trang chủ của nhiều báo trên thế giới.

Tạp chí Time (Mỹ) viết, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Napoleon đỏ, nổi lên thành nhà lãnh đạo của quân đội du kích nghèo, chân đi dép cao su và miêt mài kéo pháo qua núi để bao vây, tiêu diệt quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954”.

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bộ óc quân sự của Việt Nam và là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX , Reuters viết.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bầu làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980), Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981-1991). Đại tướng cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.

Nhiều tờ báo lớn của Mỹ cũng liên tục đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào chiều tối 4/10.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm lại Điện Biên Phủ và thắp hương vào tại đây năm 2004
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm lại Điện Biên Phủ và thắp hương vào tại đây năm 2004.

Hãng thông tấn AP cũng dành hết lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam” và rằng, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là chiến thắng “không tưởng”, một trận chiến kinh điển mà đến nay vẫn được dạy tại các trường quân sự. Chiến thắng này không chỉ đem lại độc lập cho Việt Nam mà còn đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương và quốc tế".

Nguyễn Thủy
Tổng hợp báo quốc tế

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.