Mỹ đánh Syria, kinh tế Trung Quốc tụt dốc?
> Nga sẽ đưa quân tham chiến Afghanistan lần hai?
> Thượng viện Mỹ biểu quyết dự thảo nghị quyết đánh Syria
TPO-Những tổn thất do cuộc tiến công Syria của Mỹ gây ra về mặt kinh tế của Nga sẽ nhỏ hơn so với Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc có thể “tụt dốc đột ngột” do phải mua dầu mỏ với giá cao.
Chủ đề được bàn thảo nhiều tuần này là cuộc tiến công dự kiến nhằm vào Syria. Bên cạnh đó sự quan tâm đặc biệt được dành cho các quốc gia sẽ hưởng lợi về mặt kinh tế nhờ cuộc tiến công này.
Tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, hai quốc gia thường trực là Nga và Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc áp dụng những biện pháp trừng phạt. Moscow và Bắc Kinh không muốn để cho Mỹ và các đồng minh tự do hành động khi tiến hành tấn công quân sự nhằm vào chế độ Bashar Asad.
Cần phải nhớ Syria từ lâu đã là một đồng minh của nước Nga, Kremlin coi nước này là một khách sộp thường đặt mua vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại của mình. Tuy vậy, những tổn thất do cuộc tiến công Syria của Mỹ và các đồng minh gây ra về mặt kinh tế của Nga sẽ nhỏ hơn so với Trung Quốc. Điều này có thể giải thích Nga sẽ có được sự bù đắp to lớn do giá dầu mỏ tăng vọt, trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc có thể “tụt dốc đột ngột” do phải mua dầu mỏ với giá cao hơn.
Về dự kiến giá dầu mỏ có thể vọt lên bao nhiêu khi chiến sự Syria bùng nổ, nhiều người đã đưa ra nhận định trong tuần. Mặc dù hiện tại giá “vàng đen” trên thị trường thế giới vẫn dao động quanh mức 117 USD/thùng barrel. Việc Nghị viện Anh biểu quyết phản đối tiến công quân sự vào Syria khiến các khách hàng trên thị trường dầu mỏ cho rằng, khả năng can thiệp vào cuộc xung đột từ bên ngoài thấp.
Hãng tin kinh tế Bloomberg phân tích: “Việc phủ quyết phản đối tiến công Syria của nghị viện Anh đã làm giảm căng thẳng trên thị trường. Theo giới truyền thông, dù không có sự ủng hộ của đồng minh then chốt là nước Anh, Mỹ vẫn sẵn sàng đơn phương hành động. Nhưng nước Mỹ sẽ không quá sốt sắng bắt đầu chiến dịch. Cũng có khả năng hoàn toàn không xảy ra cuộc can thiệp vũ trang”. Các chuyên gia phân tích thị trường Societe Generale đã nâng dự báo giá dầu Brent tháng 12 từ 112 USD/thùng lên mức 115 USD.
Kinh tế Trung Quốc tổn thương ra sao?
Có khả năng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc lúc này sẽ chỉ giảm xuống chút ít. Tuy nhiên, Trung Quốc đã là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và sẽ vượt qua Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Dự báo mới nhất của các chuyên gia phân tích từ trung tâm Wood Mackenzie đã khẳng định điều này. Nguyên nhân chủ yếu là, nền kinh tế Mỹ bắt đầu dựa vào việc tự sản xuất hydrocarbons.
Hiện nay mỗi ngày nước Mỹ nhập khẩu gần 4 triệu, còn Trung Quốc hơn 3 triệu thùng. Hai nước đang đi về 2 hướng khác nhau theo tiêu chí này. Mỹ nâng sản lượng dầu mỏ tự khai thác từ 1,5 triệu thùng năm 2012 lên mức 5 triệu thùng vào năm 2017, đưa nước Mỹ từ một quốc gia nhập khẩu trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trung Quốc ngày càng rơi vào tình trạng phải chịu ảnh hưởng lớn hơn của các nước xuất khẩu dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC. Nếu năm 2004 nước này mua một lượng dầu thô của các thành viên OPEC trị giá 20 tỷ USD, thì thời điểm hiện nay phải mua lượng dầu mỏ nhiều hơn gấp 7 lần của tổ chức này. Trong khi đó tỷ trọng của OPEC trên thị trường Mỹ đang giảm đi do nhập khẩu giảm, do vai trò của Canada và Mexico trong việc cung cấp hydrocarbons ngày càng lớn hơn.
Đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ trong đó có Nga, Trung Quốc luôn là một đối tác phức tạp hơn cả Mỹ trong việc xúc tiến thương mại. Những cuộc tiếp xúc và các hợp đồng gần đây giữa Nga và Trung Quốc thường được hiểu ngầm là nước Nga dành cho Trung Quốc những ưu đãi về mặt tài chính để họ mua dầu mỏ của mình. Cũng còn một vấn đề quan trọng hơn, đó là nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ tăng trưởng. Quốc gia có một thời vấp phải vấn đề không kiểm soát được tốc độ phát triển dân số, hiện đang phải giải quyết hậu quả về tỷ lệ người lớn tuổi trong nước tăng cao. Bên cạnh đó cũng bộc lộ sự thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, dẫn tới suy giảm khả năng cạnh tranh của lao động nội địa và tăng thu nhập bình quân của người Trung Quốc trong 10 năm vừa qua từ 50 lên trên 600 USD/tháng.
Hiện nay Trung Quốc mua gần 250 tỷ USD dầu mỏ mỗi năm, nhưng giá cả biến động trong tương lai có thể làm thất vọng các nhà sản xuất hydrocarbons. Chẳng phải vô cớ mà các chuyên gia phân tích của liên minh ngân hàng Citygroup ngay từ bây giờ đã thấy được sự mạo hiểm trong mô hình kinh tế Na Uy-một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Tại châu Á, chính quyền Mỹ đặt lòng tin vào Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc, một phần vì Bắc Kinh đang mất dần động lực phát triển- điều đã từng tạo ra tăng trưởng kinh tế của đất nước này. Bên cạnh đó, tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đang suy giảm ở mức kỷ lục, làm cho hy vọng về nhu cầu hydrocarbons ổn định trong tương lai trở nên mờ mịt. Không thể không chú ý tới việc Trung Quốc đang tăng cường tự khai thác hydrocarbons và hiện nay đã đứng hàng thứ tư trong số các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới.
Với Azerbaijan, giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Syria có thể mang lại cho nước này nguồn lợi nhuận khổng lồ. Syria có khả năng trở thành nguồn tài nguyên giàu có bất ngờ dành cho nước cộng hòa Azerbaijan. Mặc dù các hoạt động tác chiến chưa bắt đầu và thậm chí chưa được chính thức chuẩn y, thị trường dầu mỏ đã lâm vào tình trạng chao đảo. Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Pháp Societe Generale đã dự đoán sớm và tuyên bố do tình hình bất ổn tại Syria giá dầu có thể đạt mức 120-125 USD/thùng. Nếu cuộc xung đột vượt ra khỏi đường biên giới quốc gia và bao trùm toàn bộ khu vực, giá dầu sẽ đạt tới mức tối đa trong lịch sử là 150 USD/thùng so với kỷ lục trước đây là 143 USD.
Các chuyên gia Nga đã tính toán rằng, trong tình huống như vậy, ngành kinh doanh dầu mỏ của Nga sẽ “kiếm được” khoản thu nhập bổ sung 70 tỷ USD. Nhưng khoản siêu lợi nhuận của Azerbaijan còn lớn hơn nhiều. Hiện nay dầu mỏ của Azerbaijan được bán với khuyến mại Brent ở mức 1-4 USD/thùng barrel. Giá thế giới tăng lên mức 150 USD trên thực tế có nghĩa là nước này với ngân sách đã xây dựng cho năm 2013, dự toán giá dầu xuất khẩu là 100 USD/thùng barrel, sẽ có khoản bổ sung 51-54 USD cho mỗi thùng dầu bán được. Vì năm nay sắp kết thúc nên khoản siêu lợi nhuận cũng không vượt quá 5 tỷ USD.
Một vấn đề khác, năm 2014 chính phủ có kế hoạch giảm dự báo ngân sách giá xuất khẩu dầu mỏ xuống 80 USD/thùng, nếu kỳ vọng tăng giá chứng khoán trở thành hiện thực thì khoản siêu lợi nhuận của nước này được đánh giá từ 71-74 USD/thùng. Nếu trong năm tới xuất khẩu được 350 triệu thùng, khoản thu nhập bất ngờ của Azerbaijan sẽ đạt mức 24,5-25,9 tỷ USD. Con số này cao hơn toàn bộ nguồn thu của ngân sách nhà nước và có thể ngang với ngân khoản dự trữ được tích lũy trong Quỹ dầu mỏ quốc gia Azerbaijan.
Theo báo Zerkalo, Azerbaijan