Trung Quốc lên kế hoạch đưa thủy phi cơ ra ‘thành phố Tam Sa’

Trung Quốc lên kế hoạch đưa thủy phi cơ ra ‘thành phố Tam Sa’
TPO – China Daily (Trung Quốc) ngày 22/7 đưa tin, công ty hàng không Meiya Air của nước này đang có kế hoạch đưa thủy phi cơ làm phương tiện vận chuyển du khách ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

> TQ cấp giấy cư trú phi pháp ở Hoàng Sa của Việt Nam

Du khách Trung Quốc du lịch trái phép tới cái gọi là
Du khách Trung Quốc du lịch trái phép tới cái gọi là "thành phố Tam Sa". Ảnh: China Daily

Theo nguồn tin, tổng giám đốc hàng không Meiya Air Mo Qun cho biết, công ty đã mua năm thủy phi cơ để thực hiện kế hoạch này.

“Meiya Air đang có kế hoạch khởi động đường bay từ thành phố Tam Á tới Tam Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – P.V). Chuyến bay chỉ mất khoảng 70 phút chắc chắn sẽ thu hút du khách hơn là đi tàu thủy 10 tiếng đồng hồ”, dẫn lời ông Mo Qun.

Ông Mo Qun còn nói thêm: “Các chuyến bay giữa các đảo ở Tam Sa sẽ là mục tiêu tiếp theo của chúng tôi”.

Tuy nhiên, kế hoạch này của công ty vẫn đang chờ chính phủ phê duyệt, theo China Daily.

Ông Mo Qun cũng cho biết, việc sử dụng thủy phi cơ làm phương tiện đi lại, vận chuyển du khách là rất thuận lợi bởi loại phương tiện này không cần đường băng để cất/ hạ cánh và có thể bay khoảng 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Theo China Daily, khoảng cách từ Tam Á tới cái gọi là “thành phố Tam Sa” (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là khoảng 340 km.

Mi Jianxi, một thành viên của quản lý dự án của Meiya Air còn cho biết, công ty sẽ thành một một chi nhánh ở “thành phố Tam Sa” để mở rộng cơ hội kinh doanh.

Thị trưởng Xiao Jie của “thành phố Tam Sa” cho biết, chuyến bay giữa các đảo vẫn là đề tài đang được thảo luận.

Ông Xiao Jie cũng tiết lộ, vào đầu tháng chín, chính quyền “thành phố Tam Sa” bắt đầu soạn thảo một kế hoạch giao thông vận tải giữa các đảo. Hiện nay, không có máy bay dân sự nào được bay đến “thành phố Tam Sa”, theo China Daily.

Wei ShiChuan, một giáo sư thuộc Đại học Hải Nam (Trung Quốc) cho biết, song song với việc phát triển kinh tế “thành phố Tam Sa”, chính phủ nước này cũng đang tập trung vào việc bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học ở nơi này.

Trung Quốc đã lập “thành phố Tam Sa” một cách phi pháp hồi tháng 7 năm ngoái nhằm tuyên bố chủ quyền quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Mới đây nhất, Trung Quốc lại có thêm bước đi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi ngang nhiên tổ chức cấp phát chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu có người dân ở “thành phố Tam Sa”.

Nguyễn Thủy
Theo China Daily

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.