> Liên minh châu Âu dỡ bỏ cấm vận đối với Myanmar
> Liệu Syria đủ sức đánh bại xâm lược đường không?
> Mỹ khó tấn công Syria, vì sao?
Pháp và Anh cho rằng, hành động này có thể làm tăng sức ép đối với Damascus nhằm tìm ra một giải pháp chính trị. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU như Czech, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển… hoàn toàn phản đối việc chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí (sẽ hết hạn vào ngày 31/5), vì cho rằng EU nên tiếp tục là “một cộng đồng hòa bình bằng cách không tham gia vào một xung đột như vậy”.
Một tay súng thuộc lực lượng nổi dậy ở Syria. Ảnh: Goran Tomasevic. |
Tổng thống Pháp Francois Hollande tuần trước nói rằng tình trạng mất cân đối về sở hữu vũ khí giúp chính phủ Syria chiếm ưu thế ở nhiều khu vực. Vì thế, “áp lực quân sự” đối với Damascus có thể sẽ giúp tìm ra một giải pháp chính trị.
Lệnh cấm vận của EU được áp dụng từ tháng 5/2011 đối với cả quân nổi dậy và chính phủ Syria. Nhưng từ tháng 2 năm nay, các ngoại trưởng đồng ý cho bất kỳ quốc gia thành viên EU nào được cung cấp phương tiện quân sự phi sát thương cho lực lượng đối lập “để bảo vệ dân thường”.
Cộng đồng quốc tế ngày càng chịu áp lực phải hành động từ khi có thông tin vũ khí hóa học được sử dụng trong cuộc xung đột ở Syria mà Liên Hợp Quốc cho là đã khiến hơn 80.000 người thiệt mạng.
Nếu các ngoại trưởng EU không thể đồng thuận trong việc nới lỏng lệnh cấm vận sẽ hết hạn vào nửa đêm 31/5 thì thỏa thuận này sẽ được gia hạn trong thời gian ngắn để đợi xem hội nghị hòa bình Geneva vào tháng 6 có thành công hay không.
Nếu không thể đồng thuận, mỗi quốc gia thành viên sẽ phải có chính sách riêng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ John Kerry đang vận động hành lang các quốc gia EU vẫn lưỡng lự trong việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí.
Bình Giang
Theo BBC