Biển Đông: Kiện TQ ra tòa cũng rất sòng phẳng

Biển Đông: Kiện TQ ra tòa cũng rất sòng phẳng
“Chúng ta phải thẳng thắn, sòng phẳng với TQ và việc thẳng thắn với nhau chính là điều rất cơ bản để giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng... Nếu 2 bên không thể thống nhất được thì đưa nhau ra toà; đó cũng là giải pháp, là cách ứng xử sòng phẳng, thể hiện thiện chí, hữu nghị giữa các quốc gia trong thế giới văn minh!”.

Biển Đông: Kiện TQ ra tòa cũng rất sòng phẳng

“Chúng ta phải thẳng thắn, sòng phẳng với TQ và việc thẳng thắn với nhau chính là điều rất cơ bản để giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng... Nếu 2 bên không thể thống nhất được thì đưa nhau ra toà; đó cũng là giải pháp, là cách ứng xử sòng phẳng, thể hiện thiện chí, hữu nghị giữa các quốc gia trong thế giới văn minh!”.

Tàu dò cá Xương Vinh 2 Trung Quốc đã
Tàu dò cá Xương Vinh 2 Trung Quốc đã "khảo sát" trái phép ở Trường Sa hồi tháng 3/2013.

LTS: Ngày 6/5 tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, tổ chức cho 32 tàu cá (trong đó có 1 tàu hậu cần loại 4000 tấn) kéo ra vùng biển quần đảo Trường Sa đánh bắt trái phép, dự kiến kéo dài khoảng 40 ngày. Đáng chú ý, Trung Quốc đã phái các phóng viên, báo đài đi theo đưa tin, quay phim, chụp ảnh hoạt động của các tàu cá Trung Quốc, đưa tin "tàu công vụ nước ngoài" tập kích đội hình 32 tàu cá Trung Quốc khi bắt đầu tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa.

Lần đầu tiên Trung Quốc công khai tọa độ khu vực 32 tàu cá đánh bắt trái phép ở 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa, sát với cái gọi là "đường lưỡi bò" phi pháp nhằm âm mưu "nuốt trọn" Biển Đông. Ngoài ra, ngày 13/5, khi 32 tàu cá Trung Quốc vừa kéo đến điểm hạ neo tại tọa độ nêu trên, giới truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin, 1 biên đội tàu hộ vệ mang tên lửa của hạm đội Nam Hải thực hiện cái gọi là "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" và diễn tập chống tàu ngầm, bắn đạn thật các loại pháo ở khu vực quần đảo Trường Sa.


Trước sự việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Công Trục – Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về ý đồ của TQ cũng như các cách thức Việt Nam cần xem xét để tránh bị động.


PV: Việc giới chức Trung Quốc phái phóng viên đi theo 32 tàu cá cũng như tất cả các hoạt động của lực lượng hải quân, hải giám, ngư chính Trung Quốc trên Biển Đông khoảng nửa năm trở lại đây, cập nhật tin tức hoạt động của các lực lượng này hàng ngày thể hiện mục đích rất rõ như ông đã nói. Vậy, chúng ta nên đối phó với thủ đoạn này của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?


TS. Trần Công Trục: Chúng ta phải có thái độ rõ ràng, kịp thời trong việc tiếp nhận, xác minh thông tin và xử lý sao cho thích đáng và hiệu quả nhất, tránh được những băn khoăn, suy đoán của dư luận bất lợi cho chúng ta.

Vì vậy, trước hết chung ta phải quan tâm đến việc thu thập, tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá mọi nguồn thông tin và chuyển tải chúng một cách kịp thời , chính xác tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền và các tổ chức truyền thông liên quan để có được những đối sách và phản ứng hợp lý nhất. Muốn vậy, chúng ta nên xem xét và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý biển của chúng ta; đặc biệt là khâu chỉ huy, phối hợp, khả năng tác nghiệp…của các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển trong tình hình hiện nay.

PV: Thưa ông, trong thời gian vừa qua, trước những hành động ngày càng lấn tới của Trung Quốc trên Biển Đông, một số người cho rằng những phát ngôn của người phát ngôn bộ ngoại giao VN là kịp thời, cần thiết nhưng chưa đủ. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?


TS. Trần Công Trục: “Nói 1 cách công bằng và khoa học, chúng ta không nên nghĩ rằng những tuyên bố đó là "nhàm chán". Điều đó là rất kịp thời và cần thiết bởi vì, đây là nguyên tắc tối cần thiết mà bất kỳ quốc gia nào mỗi khi chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm phải giữ vững, nếu không muốn bị coi là đã mặc nhiên từ bỏ chủ quyền của mình theo qui định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

TS Trần Công Trục: Cần phải thẳng thắn, sòng phẳng với Trung Quốc
TS Trần Công Trục: Cần phải thẳng thắn, sòng phẳng với Trung Quốc.

Tất nhiên, chúng ta cũng không nên thờ ơ trước những quan tâm, thắc mắc của dư luận, nhất là trong tình hình còn tồn tại quá nhiều thông tin trái chiều, thật giả lẫn lộn…Vì vậy, chúng ta rất cần có những phân tích, đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn, để từ đó giúp cho các tầng lớp nhân dân có hành động đúng đắn, thích hợp hơn, trên cơ sở nhận thức khách quan, khoa học, phân biệt mức độ đúng sai của sự việc đang diễn ra.

Thời gian vừa qua, trong nước và quốc tế cũng đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, phân tích rất có giá trị về tình hình Biển Đông. Nhưng có lẽ chừng ấy cũng chưa đủ để cho dư luận hiểu rõ vấn đề đúng sai như thế nào, đặc biệt là dư luận của người Trung Quốc và Quốc tế.

Trên mặt trận này chúng ta nên khuyến khích, đẩy mạnh hơn nữa. Chúng ta nên công khai, nói một cách khách quan, khoa học, đúng sai rõ ràng, tránh tình trạng lúc quá tả, lúc quả hữu, chủ quan duy ý chí… Làm được như vậy, chúng ta sẽ nhận được sự đông tình chia sẻ của dư luận, kể cả người Trung Quốc.

Tóm lại, chúng ta phải thẳng thắn, sòng phẳng với TQ và việc thẳng thắn với nhau chính là điều rất cơ bản để giữ được quan hệ lâu dài với nhau…

PV: Điều đó có nghĩa rằng, chúng ta nên khởi kiện TQ khi họ cố tình vi phạm chủ quyền của chúng ta trong thời gian tới…TS. Trần Công Trục:

TS Trần Công Trục: Về vấn đề này, lập trường của Việt Nam đã rõ rồi, dư luận đã có những phân tích rồi. Việc Philippines kiện TQ là một trong những giải pháp giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình được cả thế giới ủng hộ. Việt Nam cũng nên  theo xu hướng tiến bộ đó.

Còn Việt Nam sẽ tiến hành khởi kiện vào lúc nào, theo tôi, có lẽ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan khác. Tuy nhiên chúng ta hy vọng trong một thời gian không xa, phương thức tiến bộ này sẽ được Việt Nam sử dụng một cách có hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh, ổn định, hòa bình, hợp tác trong Biển Đông, đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của nhân dân trong khu vực và thế giới!

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo GDVN

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG