Nga - Mỹ nóng bỏng khẩu chiến nhân quyền
> Mỹ phản đối hành động cưỡng ép của Trung Quốc
> Mỹ - Nhật bàn tác chiến giữ Senkaku, TQ mất ăn mất ngủ
TPO - Trước sự kiện liên quan đến “Đạo luật Magnitsky”, phía Nga khẳng định rằng, một số nhà chính trị Washington cần phải hiểu rằng, khi chơi với quốc gia như Nga, chiêu trò “thích làm cha thiên hạ” và chỉ tay năm ngón sẽ không đạt được kết quả gì.
Ảnh: minh họa - Internet |
Lấy độc trị độc
Ngày 12-4, Mỹ đã công bố một “danh sách đen” có liên quan đến “Đạo luật Magnitsky”, nghiêm cấm 18 công dân Nga đặt chân lên đất Mỹ và tham gia vào các hoạt động thương mai, đồng thời đóng băng tài sản của họ ở Mỹ. Ngay ngày hôm sau, 13-4, Bộ Ngoại giao Nga đã lấy đũa trả đũa bằng cách công bố “danh sách đen” liên quan đến công tác “chống Đạo luật Magnitsky”, nghiêm cấm 18 công dân Mỹ nhập cảnh vào nước Nga .
Ngày 13-4, người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết, phía Nga “bày tỏ sự đáng tiếc” trước việc Mỹ công bố “danh sách đen” thực hiện lệnh chế tài về visa và kinh tế đối với công dân Nga, coi hành động này sẽ ảnh hưởng rất xấu tới mối quan hệ và lòng tin giữa hai nước. Nguồn tin cho biết, 18 công dân Mỹ này dính líu đến việc giam giữ và ngược đãi tù nhân của Mỹ ở nhà tù Guantanamo, xâm phạm nhân quyền và tự do của công dân Nga ở nước ngoài. Ông Alexander Lukashevich nhấn mạnh: “Cuộc chiến danh sách đen không phải là sự lựa chọn của chúng tôi, nhưng chúng tôi không có quyền lực không chống lại sự lòe bịp của Mỹ. Một số nhà chính trị Washington cần phải hiểu rằng, trong quá trình kết giao với quốc gia như Nga, chiêu trò “thích làm bá chủ thiên hạ” và chỉ tay năm ngón sẽ không đem lại kết quả gì”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngoài “danh sách đen” công khai này, còn có một danh sách bí mật khác. Ngày 13-4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, ngoài danh sách 18 người đã công bố, còn có một danh sách chế tài không công khai khác. Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Sergei Naryshkin cho biết, “danh sách đen” của Mỹ đã chôn vùi cơ hội tái khởi động quan hệ hai nước.
Ngọn nguồn sự việc
Năm 2008, luật sư người Nga Sergei Magnitsky đã bị cảnh sát Nga bắt vì lời cáo buộc trốn thuế. Trong thời gian bị giam giữ, tháng 11-2009, ông Sergei Magnitsky đã đột tử tại nhà giam sau một cơn đau tim. Tháng 7-2011, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, 60 nhân viên làm việc trong Cơ quan an ninh Liên bang Nga, cơ quan cảnh sát và trại giam phải chịu trách nhiệm trước cái chết của luật sư Sergei Magnitsky, đồng thời Mỹ cũng từ chối cấp visa vào Mỹ cho những người này.
Ngày 14-12-2012, tổng thống Mỹ Obama đã ký một Đạo luật trừng phạt có tên gọi “Đạo luật Sergei Magnitsky” liên quan đến vấn đề nhân quyền của Nga. Đạo luật này quy định, không được phép cấp visa nhập cảnh vào Mỹ cho những đối tượng mang quốc tịch Nga có liên quan đến cái chết của luật sư Sergei Magnitsky và xâm phạm nhân quyền. Để đáp trả, ngày 28-12-2012, tổng thống Nga Putin đã thông qua đạo luật Dima Yakovlev dùng để chống lại “Đạo luật Magnitsky”. Đạo luật này quy định, nghiêm cấm những công dân Mỹ từng phạm tội, tham gia vào các hoạt động phi pháp cướp đi sự tự do của công dân Nga hoặc tổ chức những cuộc xét xử không công bằng với công dân Nga, đồng thời phong tỏa tài sản của họ ở Nga.
Danh sách các công dân Mỹ bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Nga sẽ do Bộ Ngoại giao Nga đề ra, Ủy ban Liên bang, chính đảnh và đại diện tổ chức nhân quyền Liên bang Nga có thể kiến nghị về “danh sách đen”. Đạo luật này còn đồng thời nghiêm cấp công dân Mỹ nhận con nuôi là trẻ em Nga, bãi bỏ hiệp định về vấn đề nhận con nuôi đã ký với Mỹ hồi tháng 7-2011. Trước việc Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật Magnitsky”, ông Sergei Ushakov - cố vấn tổng thống Nga cho biết đạo luật này thể hiện tư duy Chiến tranh lạnh của một số nhà lãnh đạo Mỹ.
Ngày 13-1, Bà Valentina Matviyenko - Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện) cho biết, Nga đã đáp trả “Đạo luật Magnitsky “ của Mỹ bằng biện pháp đối đẳng, nhưng không mong muốn làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Washington. , Bà Valentina Matviyenko nhấn mạnh: “Phía Nga không mong muốn cục diện căng thẳng leo thang, không mong muốn quan hệ hai bên bị rót vào những suy nghĩ không tốt, tuy nhiên Nga hoàn toàn không đếm xỉa đến hành vi không hữu hảo của Mỹ”.
Thời gian vừa qua, “chiến tranh nhân quyền” giữa Mỹ và Nga ngày càng gay gắt. Phía Nga cho rằng, Mỹ lợi dụng cái chết của luật sư Sergei Magnitsky để làm rùm beng mọi chuyện, thông qua đạo luật chế tài, cho thấy xã hội Mỹ vẫn có một thế lực đang tìm mọi cách để phá hoại mối quan hệ Nga – Mỹ, bêu giễu tổng thống Putin và chính phủ Nga, bôi nhọ hình ảnh nước Nga trên cộng đồng quốc tế.
Thực ra, trong các nhà tù của Mỹ cũng có những trường hợp tương tự xảy ra, chưa nói đến những vụ ngược đãi tù nhân trong nhà tù Guantanama ở Cuba và một số nhà tù bí mật ở các quốc gia khác của Mỹ, một số người Mỹ nhận nuôi trẻ em Nga ngược đãi trẻ em, chính phủ và cơ quan tư pháp Mỹ không hề đoái hoài. Phía Mỹ không tự kiểm điểm hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng của mình mà lấy sự kiện cá biệt xảy ra ở Nga để gây sự. Điều này chắc chắn sẽ bị Nga phản đối gay gắt.
Huy Long
Theo Xinhuanet