Vì sao Mỹ ‘sợ’ ông Kim Jong-Un?

Vì sao Mỹ ‘sợ’ ông Kim Jong-Un?
TPO - Cục diện trên bán đảo Triều Tiên ngày một căng thẳng. Mới đây, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã có bài viết với tựa đề Đứng trước Kim Jong-un trẻ tuổi, tại sao chúng ta lại sợ?

Vì sao Mỹ ‘sợ’ ông Kim Jong-Un?

> Trung Quốc cảnh báo 4 nước 'chớ gây sự'

> Trung Quốc: Triều Tiên 'đại náo' quá đà

TPO - Cục diện trên bán đảo Triều Tiên ngày một căng thẳng. Mới đây, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã có bài viết với tựa đề Đứng trước Kim Jong-un trẻ tuổi, tại sao chúng ta lại sợ?

Nội dung bài viết trên tạp chí uy tín này như sau:

Vì sao Mỹ ‘sợ’ ông Kim Jong-Un? ảnh 1

Có lẽ chúng ta không hiểu nhiều về con người đang lao về phía cuộc khủng hoảng hạt nhân quốc tế này, nhưng một điểm có thể khẳng định, ông ta rất trẻ, mới 29 hoặc 30 tuổi. Nhiều hãng thông tấn phương Tây đã nhận xét về nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên với những lời lẽ xem thường.

Quan điểm truyền thống cho rằng, tuổi tác và kinh nghiệm đóng vai trò giúp nhà lãnh đạo giữ tâm thế điềm tĩnh trong quan hệ quốc tế. Trước vấn đề này, một nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, mối quan hệ giữa tuổi tác và khủng hoảng chính trị là khá khá mong manh. Ví dụ, năm 1667, khi mới 29 tuổi, vua Louis XIV của Pháp với bản tính nóng nảy, bộc trực đã xâm chiếm đất nước Hà Lan vốn do người Tây Ban Nha kiểm soát, một năm sau buộc phải trao trả tất cả. Cuối thập kỷ 1960, Nikita Khrushchev - nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô thời đó đã bố trí tên lửa ở Cuba, suýt gây chiến tranh hạt nhân giữa hai siêu cường thời chiến tranh lạnh.

Một cuộc nghiên cứu của Mỹ năm 2005 đã tiến hành điều tra về độ tuổi của các nhà lãnh đạo tham gia vào các hoạt động giữa quốc gia với quốc gia từ năm 1875 đến năm 1999. Kết quả cho thấy, nhà lãnh đạo tuổi càng cao thì khả năng phát động và đẩy xung đột lên đỉnh điểm càng lớn, nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, nguy cơ mối nguy hiểm bị đẩy lên mức cao nhất – tức khi sử dụng vũ lực phát động chiến tranh toàn diện cũng tăng lên khi tuổi của nhà lãnh đạo tăng lên.

Vậy điều này có nghĩa là gì? Tác giả của một cuộc nghiên cứu có tên gọi “Mối quan hệ quốc tế giữa độ tuổi của nhà lãnh đạo, mô hình chính quyền và sự bất ổn” suy đoán rằng, có thể các nhà lãnh đạo cao tuổi ít bị chi phối bởi chế độ hơn, họ dựa vào sự từng trải của mình để có được lòng tin và sự tự do trong hành động.

Trong vấn đề này có thể lấy tổng thống G.W. Bush cha làm ví dụ. Tổng thống Bush cha đã từng đảm nhận vị trí giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), đại sứ và phó tổng thống, tích lũy được sự tín nhiệm lớn từ phía công chúng, cấp dưới, khiến ông có một không gian lớn trong việc chỉ huy các chính sách của quân đội Mỹ. Ngoài ra, tác giả của công trình nghiên cứu này còn cho rằng, do nhà lãnh đạo cao tuổi có thời gian nắm quyền ngắn mong muốn được để lại chiến công vang dội trong lịch sử nên họ thường có xu hướng dám mạo hiểm hơn.

Phải chăng điều này đồng nghĩa với việc Mỹ có thể thở phào và yên tâm hơn trong vấn đề Triều Tiên? Phải chăng điều này đồng nghĩa với việc Kim Jong-Un trẻ tuổi là người mà chúng ta hy vọng có thể kiểm soát được cục diện? Không hẳn như vậy. Tác giả của công trình nghiên cứu trên còn nghiên cứu một vấn đề khác: Khi số liệu điều tra được quy nạp thành “chính quyền chủ nghĩa nhân vị”, tức quyền lực tập trung vào tay một nhà lãnh đạo, mối quan hệ giữa tuổi tác và khả năng lãnh đạo sẽ thế nào?

Chủ nghĩa Nhân vị là một trào lưu triết học, chủ trương con người có trách nhiệm (Nhân vị), là giá trị cao nhất trên các giá trị khác. Con người là những bản thể tinh thần chi phối vật chất.

Kết quả thực sự bất ngờ, thực tế cho thấy nhà lãnh đạo trẻ tuổi dễ đẩy cuộc khủng hoảng lên đỉnh điểm và phát động chiến tranh hơn. Tại sao lại như vậy? Nhà nghiên cứu suy đoán rằng, có thể ngay từ đầu, nhà lãnh đạo chuyên chế trẻ tuổi ít phải đối mặt với sự ràng buộc của chế độ.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi chú ý quan sát hành vi của ông Kim Jong-Un, bởi hầu hết các nhà quan sát Triều Tiên cho rằng chế độ của Triều Tiên không thể ràng buộc các hành vi của ông Kim Jong-Un; Nếu có sự ràng buộc thì cũng chỉ có thể khiến ông ta càng thêm cứng rắn mà thôi, vì ở trong vương quốc bế quan tỏa cảng này, cơ quan duy nhất lời nói có trọng lượng là quân đội.

Ở rất nhiều chính quyền độc tài trong lịch sử, đây là tình trạng rất phổ biến. Điều này cho thấy, những nhà lãnh đạo chuyên chế trẻ tuổi thường lệ thuộc vào quân đội, trong khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia dân chủ đều chịu sự ràng buộc của chế độ. Tuy nhiên, hành vi của họ không những không ôn hòa, mà còn mang tính tấn công hơn.

Huy Long
Theo Xinhuanet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG