Trung Quốc: Mỗi phút có 5 người chết vì ung thư

Trung Quốc: Mỗi phút có 5 người chết vì ung thư
TP - “Báo cáo đăng ký bệnh ung thư năm 2012” do Trung tâm đăng ký ung thư Trung Quốc công bố mới đây khiến người ta kinh hoàng: Mỗi năm cả nước phát hiện có thêm 3,12 triệu bệnh nhân mới, bình quân mỗi ngày có thêm 8.550 người mắc bệnh (tương đương mỗi phút có 6 người mắc) và 5 người chết vì ung thư.

> Trung Quốc thừa nhận có nhiều làng ung thư
> Trung Quốc: Đeo khẩu trang biểu tình bảo vệ môi trường

Người dân Bắc Kinh trong bầu không khí ô nhiễm ngày 28-2
Người dân Bắc Kinh trong bầu không khí ô nhiễm ngày 28-2.

Khả năng bị ung thư của người Trung Quốc cao tới 22%, trong đó, ung thư phổi, dạ dày và gan là những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Ung thư vú, trực tràng và cổ tử cung trở thành mối nguy cơ cao đối với phụ nữ…

Ngày 22-2 vừa qua, phát biểu tại cuộc hội thảo “Doanh nhân và tương lai Trung Quốc”, ông Mã Vân, chủ tịch Công ty Alibaba đã gây xôn xao dư luận bởi phát biểu mang tính cảnh báo: “Tôi tin rằng sau 10 năm nữa, ba chứng ung thư lớn: Ung thư gan, phổi và dạ dày sẽ làm mọi gia đình Trung Quốc khốn đốn. Ung thư gan là do nước uống của chúng ta, ung thư phổi do không khí chúng ta hít thở, ung thư dạ dày là do thực phẩm”.

Theo số liệu chính thức do Bộ Bảo vệ Môi trường công bố tháng 2-2013, hiện nay Trung Quốc có 247 “Làng ung thư” trên 27 tỉnh, thành cả nước, nhưng các nhân sỹ giới môi trường tính toán thì con số thực tế là 459 làng.

Ô nhiễm - thủ phạm gây ung thư

Tại những vùng có tỷ lệ ung thư gan cao, người ta phát hiện chứng bệnh này có liên quan chặt chẽ với nguồn nước ăn.

Tỷ lệ tử vong cao nhất là những người sử dụng nước ao hồ, thứ đến những người dùng nước sông, thấp hơn là những người dùng nước ngầm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ chất gì trong nước ô nhiễm đã gây nên ung thư.

Gần đây phát hiện trong ao hồ có độc tố tảo xanh (Blue-green algae toxins) trong tảo có thể phá hoại tế bào gan, là nhân tố gây ung thư gan khá mạnh.

Ở Khởi Đông (Giang Tô), vùng trọng điểm ung thư gan, sau khi cải tạo nguồn nước, dân được dùng nước máy, tỷ lệ chết vì ung thư gan đã dần giảm xuống.

Năm 2011, người ta đã giám định nguồn nước ngầm ở hơn 200 thành phố cả nước, số địa phương có “chất lượng kém đến rất kém” chiếm 55%.

 Thực phẩm bẩn” đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức có ý kiến cho rằng: “Trung Quốc làm gì còn khái niệm an toàn thực phẩm.

Theo tin của Tân Hoa xã ngày  17-2-2013, nước ngầm chiếm 1/3 tài nguyên nước của Trung Quốc, nhưng 90% nước ngầm cả nước đã bị ô nhiễm các mức độ khác nhau, trong đó 60% ô nhiễm nghiêm trọng.

Từ 2001 đến 2010, tỷ lệ người phát bệnh ung thư phổi ở Bắc Kinh tăng 56%, 1/5 số người mới bị ung thư là ung thư phổi.

Năm 2010, tỷ lệ người dân Bắc Kinh bị chết vì ung thư phổi là 4,89/vạn, đứng đầu bảng tử thần. Không những thế, tỷ lệ người trên 35 tuổi bị ung thư tăng nhanh, nam giới cao hơn phụ nữ (172:100).

Qua nghiên cứu thấy nồng độ Polycyclic aromatic hydrocarbons trong không khí tăng gấp đôi, số người bị ung thư phổi tăng gấp 4.

“Thực phẩm bẩn” đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đến mức có ý kiến cho rằng: “Trung Quốc làm gì còn khái niệm an toàn thực phẩm”. Ẩm thực có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với bệnh tật, trong đó đáng chú ý là ung thư dạ dày.

Ngày nay thực phẩm ôi thiu, sữa nhiễm độc, phụ gia độc hại được sử dụng tràn lan trong công nghệ chế biến, dầu ăn bẩn…đã trở thành “bãi mìn ung thư” khiến mọi người luôn có nguy cơ “dẫm phải”.

Nguy cơ ung thư đến từ lúa lai cao sản

Mới đây, những thông tin về “gạo bẩn” được công bố trên “Nam phương Nhật báo” ngày 27-2-2013 khiến dân chúng kinh hoàng: năm 2009, Tập đoàn Thâm Lương ( Tổng công ty Lương thực Thâm Quyến) mua hàng vạn tấn gạo (cụ thể là 15.415 tấn) từ tỉnh Hồ Nam.

Gạo Hồ Nam nhiễm Cd vượt mức cho phép vẫn bán trên thị trường Quảng Châu
Gạo Hồ Nam nhiễm Cd vượt mức cho phép vẫn bán trên thị trường Quảng Châu.

Qua xét nghiệm, phát hiện thấy số gạo này có chứa hàm lượng Cadmium cao gấp 3 lần mức cho phép. Lẽ ra, số gạo này chỉ được dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm, nhưng do giá gạo trên thị trường tăng cao nên Thâm Lương vẫn lẳng lặng tung một lượng lớn ra bán cho dân chúng.

Phía Thâm Lương vội lên tiếng nói rằng sau khi phát hiện gạo có vấn đề họ đã chuyển trả lại cho phía Hồ Nam được 13.584 tấn, không rõ số gạo này sau đó xử lý thế nào, họ không chịu trách nhiệm. Tuy nhiên dư luận vẫn hoài nghi về thông tin này và đặt dấu hỏi về gần 2 ngàn tấn gạo kia đã đi đâu.

Trong khi đó, một số hãng chế biển bột ở Đông Quan lên tiếng thừa nhận hồi đó đã mua mấy trăm tấn gạo của Thâm Lương để dùng làm nguyên liệu chế biến bột gạo.

Còn phía báo Nam Phương khẳng định có đầy đủ chứng cứ cho thấy Thâm Lương chỉ chở trả lại hơn 100 tấn, còn đều xử lý theo kiểu bán hạ giá, không chuyển sang dùng cho công nghiệp.

Những bao gạo “bẩn” này đã trở thành cơm trên bàn ăn của các gia đình, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe của nhân dân Quảng Đông.

Cho đến mấy ngày gần đây, phóng viên Nam Phương nhiều lần lấy mẫu gạo Hồ Nam bán trên thị trường Quảng Châu đem xét nghiệm, vẫn thấy chứa hàm lượng Cadmium cao vượt mức cho phép, không đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Đáng chú ý: gạo và bột chế biến từ gạo Hồ Nam của Công ty gạo Kim Tư Kỳ lớn nhất tỉnh qua xét nghiệm đều không đạt tiêu chuẩn. Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cho tiến hành điều tra về vụ việc này và hứa sẽ xử lý
nghiêm túc.

Cadmium (Cd) là một kim loại nặng hiện diện chủ yếu trong đất, ít khi dưới dạng tinh chất, nhưng thường phối hợp với những thành phần khác, để cho ra nhiều dạng khác nhau như: Cadmium Oxide, Cadmium Chloride, Cadmium Sulfate và Cadmium Sulfide. Gạo Hồ Nam có hàm lượng Cd cao được xay xát từ loại lúa lai siêu sản.

Sở dĩ gạo của lúa siêu sản có chứa Cd cao là do bộ rễ của chúng phát triển và có ưu thế về gen, nên bên cạnh khả năng hấp thụ các loại chất dinh dưỡng có trong đất mạnh hơn lúa thường, lúa siêu sản cũng có xu hướng hấp thụ Cd trong đất canh tác nhiều hơn lúa thường.

Nhiễm Cd vượt tiêu chuẩn sẽ gây nguy hại cho xương cốt và nội tạng của con người, gây ra bệnh đau xương và khiến thận tạng không thể làm việc bình thường. Các chuyên gia về kiểm soát dịch bệnh Quảng Đông khẳng định: Người ăn loại gạo nhiễm bẫn này dài ngày sẽ bị bệnh
ung thư.

Thu Thủy
Tổng hợp từ Nam Phương, NDNB, CNS

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.