Hoàn Cầu thanh minh về 'tấm biển ô nhục'

Hoàn Cầu thanh minh về 'tấm biển ô nhục'
TPO- Hôm nay 1-3, trang xã luận của thời báo Hoàn Cầu đã có bài viết “thanh minh” cho tấm biển miệt thị người Việt Nam, Philippines và Nhật Bản ở nhà hàng Bắc Kinh gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Nội dung như sau:

Hoàn Cầu thanh minh về 'tấm biển ô nhục'

'Người Trung Quốc tự làm mình đau'
> Nhà hàng Bắc Kinh gỡ biển, nhưng không xin lỗi
> Dân mạng Trung Quốc: Treo biển là sỉ nhục, mất mặt!

TPO- Hôm nay 1-3, trang xã luận của thời báo Hoàn Cầu đã có bài viết “thanh minh” cho tấm biển miệt thị người Việt Nam, Philippines và Nhật Bản ở nhà hàng Bắc Kinh gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Nội dung như sau:

Tấm biển nhỏ nhưng gợi lại đớn đau cho chính người Trung Quốc
Tấm biển nhỏ nhưng gợi lại đớn đau cho chính người Trung Quốc.

Gần đây, nhà hàng nọ ở Bắc Kinh dán tấm biển với dòng chữ “Nhà hàng không tiếp đón người Nhật Bản, người Philippines, người Việt Nam và chó” gây tranh cãi lớn trong dư luận. Tấm biển này là sự thể hiện lòng yêu nước, tự marketing, chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay xuất phát từ tâm lý và động cơ nào khác? Cái gọi là “tự do ngôn luận” của chủ nhà hàng cần phải phê bình, định hướng hay cứ để tự nhiên, xử lý theo pháp luật?

Hành vi này của ông chủ nhà hàng rõ ràng là hành vi cá nhân, có thể coi là một kỹ xảo marketing. Tuy nhiên, sau khi được báo chí trong và ngoài nước đưa tin rầm rộ, tấm biển này đã biến thành một sự kiện quốc tế.

Nhà lý luận văn học, triết gia người Pháp Roland Barthes nói rằng, tác phẩm vừa chào đời, tác giả cũng “chết” theo. Sau khi tấm biển này được trưng ra, dư luận lý giải thế nào, chủ nhà hàng sẽ không thể kiểm soát nổi. Sau sự việc này, lời giải thích của chủ nhà hàng sau sự việc này có thể sẽ bị coi là lời biện hộ xảo quyện, có thể sẽ không được xã hội chấp nhận. Người ta sẽ dựa vào lập trường, lợi ích và sự nhận thức trước đó của mình để có những lý giải riêng. Bài viết trên tờ báo chính thức nọ ở Việt Nam nói rằng: “Đây không phải là chủ nghĩa yêu nước, mà là chủ nghĩa cực đoan ngu xuẩn”. Trái ngược với đó, một số người ở Trung Quốc lại coi đó là “yêu nước”, “dũng cảm”.

Trước tấm biển này, cư dân mạng của nước đương sự là Việt Nam, Philippines đều thể hiện rõ sự “phẫn nộ” và “chỉ trích gay gắt”, coi hành động này là “ngu xuẩn”, “hẹp hòi”, “chủ nghĩa cực đoan”, “chủ nghĩa chủng tộc”, trong khi dư luận của các nước phi đương sự thì lại khá ôn hòa. Điều không có gì đáng ngạc nhiên là, người viết bài này lại một lần nữa nghe thấy những luận điệu cũ kỹ: Đảng cộng sản Trung Quốc đang bật đèn xanh cho tinh thần chủ nghĩa dân tộc dâng cao, dùng chiêu bài đó để làm thay đổi sự chú ý của dân chúng đối với những mâu thuẫn trong nước. “Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi”, đây cũng là những luận điệu quá cũ rồi.

Hoàn Cầu thừa nhận đúng là trong dân gian Trung Quốc đang tiềm ẩn ngọn lửa yêu nước mạnh mẽ, tấm biển thể hiện sự “không đội trời chung” này cho thấy một tín hiệu mạnh mẽ đang được truyền đi. Nhưng tờ báo này lại cho rằng các nước đương sự nên sớm thay đổi tư duy, tích cực tiếp xúc với dân chúng của nước đối phương. Tuy nhiên một điều buộc phải chỉ ra rằng, sự lý giải, phân tích của bên ngoài đã bộc lộ ra di chứng Trung Quốc kiểm soát gắt gao ngôn luận xã hội ngày trước: Những ngôn luận “cấp tiến” của báo chí và cư dân mạng Trung Quốc thường bị coi là được chính phủ khuyến khích hoặc dung túng. Ấn tượng này sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc cần nhanh chóng thúc đẩy sự đa nguyên hóa trong chủ thể truyền thông, khuyến khích chủ thể phi chính phủ tham gia vào các hoạt động giao lưu đối ngoại để xóa bỏ sự hiểu lầm này.

Xã hội Trung Quốc đang ngày càng mở cửa, đa nguyên hơn. Tấm biển của nhà hàng này cũng gây tranh cãi lớn trong dư luận Trung Quốc, thế nên nó chỉ có thể đại diện cho quan điểm của một nhóm nhỏ người Trung Quốc. Bên ngoài quy kết nó là “lại một minh chứng thể hiện tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Trung Quốc” e là quá đơn giản, ngộ nhận, phản ánh tinh thần đối lập của người truyền thông. Có cư dân mạng của Việt Nam và Philippines nâng vấn đề này lên cấp độ chính trị, coi đây là kết quả của hoạt động tẩy não của chính phủ, “là lỗi của chính phủ Trung Quốc và đảng cầm quyền”.

Xét trên góc độ này, một số doanh nghiệp muốn dựa vào chiêu tiếp thị tương tự để bán hàng, hãy nhớ lại tấm biển năm xưa mà người Anh đã treo: “Người Trung Quốc và chó không được phép vào” đã khiến bao trái tim người Trung Quốc phải đau đớn? Nếu người Trung Quốc ở Việt Nam, Philippines lại một lần nữa nhìn thấy tấm biển “Người Trung Quốc và chó không được phép vào”, chúng ta sẽ có cảm nghĩ và phản ứng gì?

Có cư dân mạng Việt Nam nói rằng, tấm biển này “đang truyền bá sự thù hận cho thế hệ trẻ”. Quan điểm này không hẳn là không có lý. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi nội tâm của người dân cũng phải lớn mạnh lên. Chính vì vậy, người viết bài này kiến nghị ông Vương – chủ nhà hàng nên đổi sang tấm biển “Nhiệt liệt chào mừng bạn bè các quốc gia”, thể hiện sự bình đẳng, bao dung, hiếu khách của người Trung Quốc. Đây mới là hành động ngoại giao dân gian thể hiện sự yêu nước. Đối với báo chí, việc thổi phồng sự kiện này sẽ làm tăng thêm sự hiểu lầm giữa người Trung Quốc với người dân các nước.

Huy Long
Theo Hoàn cầu

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn động vật quý hiếm rộng hơn 19.000ha của Huế nằm ở đâu?
Khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn động vật quý hiếm rộng hơn 19.000ha của Huế nằm ở đâu?
TPO - Khu dự trữ thiên nhiên Sao La nằm ở Trung Trường Sơn, thuộc 2 huyện A Lưới và Phú Lộc (khu vực huyện Nam Đông cũ) của TP. Huế, với chức năng phòng hộ đầu nguồn sông Hương và sông Bồ; bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt là quần thể Sao La và hai loài mang lớn, mang Trường Sơn…