Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt

Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt
“Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” là dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa nhà hàng có tên tiếng Anh là “Beijing snacks”, còn tên phiên Hán - Việt là Bách Niên Lỗ Chử.

Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt

> Kinh dị chuột lẫn trong mỳ tại nhà hàng

“Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” là dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa nhà hàng có tên tiếng Anh là “Beijing snacks”, còn tên phiên Hán - Việt là Bách Niên Lỗ Chử.

Tấm biển kỳ thị nói “Không phục vụ người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó”. Ảnh: do bà Rose Tang cung cấp cho Tuổi Trẻ
Tấm biển kỳ thị nói “Không phục vụ người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó”. Ảnh: do bà Rose Tang cung cấp cho Tuổi Trẻ.

Cộng đồng mạng đang hết sức phẫn nộ với một tấm biển đầy tính kỳ thị với khách hàng nước ngoài của một nhà hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

“Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” là dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa nhà hàng có tên tiếng Anh là “Beijing snacks”, còn tên phiên Hán - Việt là Bách Niên Lỗ Chử. Nhà hàng này nằm ở quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, gần cổng phía nam khu di tích Cung Vương Phủ, là địa điểm có nhiều khách du lịch.

Tấm biển gây sốc này được bà Rose Tang chụp ngày 22-2 khi về thăm Bắc Kinh. Bà Tang từng có 12 năm làm việc cho đài truyền hình CNN, ABC News của Úc và từng là giáo sư báo chí của Đại học Princeton danh tiếng ở Mỹ.

Bà Rose Tang sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, hiện đang sống ở New York. Ảnh: Andrew Popper
Bà Rose Tang sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, hiện đang sống ở New York. Ảnh: Andrew Popper.

“Tôi bị sốc vì sự kỳ thị”

Chỉ trong vài ngày, bốn tấm ảnh được đăng trên Facebook của bà, với chú thích là “kỳ thị nhuốm màu chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, đã được hơn 3.500 người chia sẻ cùng hàng ngàn người theo dõi và bình luận - điều chưa từng có với Facebook của nữ họa sĩ này.

Bà Tang, 44 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, hiện đang sống ở New York (Mỹ). Bà là một họa sĩ và một tác gia. Trả lời Tuổi Trẻ qua Skype và email, bà Tang giải thích: “Tôi đưa các tấm ảnh lên Facebook vì tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải vạch trần điều này”.

“Tôi quá chán ghét những lời to tát giả vờ yêu nước cùng mang tính kỳ thị kiểu vậy ở Trung Quốc và không còn muốn nghe thêm nữa. Tôi bị sốc vì sự kỳ thị trắng trợn đến như vậy”.

Bà Tang còn kể lại chuyện bà từng bị ném đá và xua đuổi khi bà đi viết bài tường thuật các cuộc biểu tình chống NATO bên ngoài sứ quán Anh và Mỹ ở Bắc Kinh chỉ vì bà viết cho một tờ báo Hong Kong (tạp chí Asiaweek) khi đó.

Vẫn chưa rõ ông chủ của Bách Niên Lỗ Chử đã treo tấm biển này từ khi nào. Nhưng trên các trang web của Sina, Weibo đã có hình tấm biển từ tháng 9-2012. Trên mạng Sina còn có hình nhà hàng He Jian Donkey (Hà Gian Lư Nhục) với tấm biển gần tương tự là: “Cấm người Nhật, Philippines và chó”.

Trả lời BBC tiếng Trung, chủ nhà hàng Vương không chút che giấu: “Tôi tự hào về việc mình làm. Tôi không quan tâm tới những gì người ta nói. Nhà hàng của tôi cũng không có nhiều người nước ngoài tới”.

Làn sóng phẫn nộ từ cư dân mạng

Paul Mooney, một nhà báo tự do ở Bắc Kinh, đã phản hồi dưới tấm ảnh của bà Rose Tang: “Việc chính quyền nói sai về các nước khác và bóp méo lịch sử khiến người Trung Quốc chẳng biết gì cả và phản ứng như vậy”. Bình luận của ông có 234 người “like” (thích) trên Facebook.

Bạn đọc Quốc Vinh từ San Jose, California, lý giải: “Lý do chính là đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách ở biển Đông. Cả ba nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đều phản đối Trung Quốc về đòi hỏi lố bịch này. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc đã bị bưng bít khiến họ ngây thơ tin rằng đất nước họ đang bị xâm lược chứ không hề biết chính nước họ đang xâm lấn nước khác”. Bình luận của Quốc Vinh được tới hơn 800 người đồng tình.

Một cư dân mạng khác lấy nickname Andrea Wanderer lại bình luận “đây chính là đầu độc thế hệ trẻ bằng lòng hận thù khiến họ lớn lên với lòng thù hận đối với các nước khác ở châu Á”.

Yenni Kwok, một biên tập viên của International Herald Tribune và tạp chí Time, bình luận “chuyện chính trị từ biển giờ đã xuất hiện trên bàn ăn”.

Người chụp hình, bà Rose Tang, hi vọng áp lực từ dư luận và báo chí sẽ “dạy cho chủ hàng Vương và những người như ông một bài học”. Bà Tang nói dù không thấy các biển hiệu tương tự ở khu vực Hồ Hậu Hải gần nơi nhà hàng đó, song “tấm biển này phản ánh một tâm lý chung chi phối [ở Trung Quốc] mấy năm gần đây”. Giải thích cảm nhận này của mình, bà viết: “Trong chuyến thăm gần đây tới Trung Quốc, tôi nghe rất nhiều bạn bè và thậm chí cả những người lạ tôi gặp trên xe buýt đều nói chuyện tranh chấp của Trung Quốc ở Trường Sa. Tất cả mọi người đều hào hứng khoe chuyện Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng nực cười là tất cả gia đình Trung Quốc tôi biết đều cố gửi con cái mình tới nước Mỹ”.

Vẫn còn người Trung Quốc tỉnh táo

Trả lời PV qua điện thoại, chủ nhà hàng Bách Niên Lỗ Chử xác nhận việc có treo tấm biển với nội dung như vậy. “Các hình ảnh được đăng tải trên là xác thực. Tôi chỉ viết lên những suy nghĩ của mình và không có ý gì khác!” - ông Vương nói. Khi được hỏi ông thấy thế nào nếu người Nhật Bản, người Philippines và người Việt Nam xem được những dòng chữ này, ông Vương chỉ trả lời ngắn gọn “tốt nhất họ không nên xem các dòng chữ ấy!” rồi dập máy.

Trưa 26-2, PV đã phản ánh sự việc này với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhưng đến tối cùng ngày vẫn chưa có phản hồi nào.

Từ tháng 9-2012, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc như Sina Weibo, Tengxun Weibo... bỗng rộ lên hình ảnh các cửa tiệm Trung Quốc treo những tấm bảng có nội dung kỳ thị người nước ngoài và những tấm ảnh này đã gây phản ứng cả hai chiều.

Một người có biệt danh Duowanshitouxiong viết trên Tengxun Weibo: “Tôi đi vào cửa tiệm và dùng tay để chỉ món. Người phục vụ hỏi tôi “Biết nói tiếng người không?”. Tôi tức giận đáp lại “Tôi biết nói tiếng người giống như ông vậy”, ông ta cười. Ra về tôi mới thấy cửa tiệm có dán tờ giấy ghi những dòng chữ kỳ thị này”.

Cư dân mạng Wenzi Meifengguonianpangshijin còn bình luận trên Tengxun Weibo: “Ai hô lên quần đảo Điếu Ngư là của Trung Quốc thì được giảm 10%, ai nói Nhật Bản là của Trung Quốc sẽ được giảm 20%”.

Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là biểu hiện cho một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan đáng lên án. “Nơi nào cũng có người tốt kẻ xấu, đừng đánh đồng tất cả” - một cư dân mạng có biệt danh MM Chen An Mu viết trên Sina Weibo.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG