Vì sao Trung Quốc ủng hộ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên

Vì sao Trung Quốc ủng hộ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên
Sự ủng hộ của Trung Quốc đối với một nghị quyết của LHQ do Mỹ bảo trợ thể hiện mong muốn tìm kiếm tiếng nói chung với Washington, đồng thời bày tỏ mối quan ngại ngày một gia tăng về các hành động của Bình Nhưỡng.

> Mỹ-Trung đồng thuận về Triều Tiên, dọa cắt viện trợ
> Triều Tiên: ‘Thử hạt nhân là nhu cầu của người dân’
> Mỹ ‘quan ngại’ đe dọa của Triều Tiên

Bản nghị quyết, được tất cả 15 nước Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua chiều 22-1, siết chặt hơn các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên bằng cách đưa thêm cơ quan vũ trụ Triều Tiên và một danh sách các cá nhân, kể cả giám đốc cơ quan này, vào diện bị trừng phạt.

Bình Nhưỡng cho rằng vụ phóng tháng 12 vừa qua nhằm đưa một vệ tinh viễn thông vào vũ trụ, nhưng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nói rằng đây thực chất là vụ thử công nghệ tên lửa tầm xa mà Triều Tiên bị cấm không theo các nghị quyết hiện hành của Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Susan Rice, gọi nghị quyết ngày 22-1 là một "trả lời chắc chắn, thống nhất và thích hợp đối với hành động liều lĩnh của Triều Tiên".

Bà Rice nói rằng sự thống nhất của hội đồng "cho thấy rõ rằng nếu Triều Tiên lại chọn cách bất chấp cộng đồng quốc tế, như tiến hành một lần phóng nữa hoặc thử hạt nhân, thì hội đồng sẽ có hành động đáng kể".

Đại sứ Rice nói rằng các điều quy định của bản nghị quyết, mà bà miêu tả "vừa là các biện pháp trừng phạt mới cũng như siết chặt hơn và mở rộng hơn các biện pháp hiện tại", là rất có ý nghĩa.

Lý do là vì những biện pháp này "thực sự giúp ngăn cản sự phát triển chương trình phổ biến vũ khí giết người hàng loạt của Triều Tiên và giảm thiểu mối đe dọa việc phổ biến hạt nhân thông qua cách nhằm vào các cơ quan và cá nhân trực tiếp dính líu đến chương trình này."

Mỹ ban đầu muốn đưa thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa, và điều này không nhận được sự đồng tình của Bắc Kinh.

Nhưng các nhà ngoại giao ở Liên Hợp Quốc nói rằng cuối cùng Mỹ đã thuyết phục được Bắc Kinh đồng ý với một nghị quyết nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn là một nghị quyết lên án Bình Nhưỡng.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ muốn một bản nghị quyết "ôn hòa" và "thận trọng" trong khi vẫn đủ mạnh để ngăn cản Triều Tiên không có thêm các hành động có thể làm bất ổn khu vực.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc tán thành bản nghị quyết lần này là một sự trả lời mạnh mẽ nhất từ trước đến nay đối với vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Sau vụ thử năm 2006, Trung Quốc tán thành với một cảnh báo của Hội đồng bảo an, trong khi năm 2009 Trung Quốc chỉ bằng lòng với một tuyên bố của Chủ tịch, văn bản ít uy lực hơn và giải thích rằng vụ phóng năm đó chỉ là một "vụ thử vệ tinh" cho dù Mỹ và một số nước khác cho rằng vụ thử hàm chứa công nghệ tên lửa đạn đạo.

Lá phiếu của Trung Quốc lần này cũng cho thấy có sự thay đổi về thái độ so với năm 2010, khi Trung Quốc không nhất trí một phản ứng của Hội đồng Bảo an đối với nghi án Triều Tiên đánh chìm một tàu hải quân Hàn Quốc và pháo kích lên đảo của nước này.

Vào thời điểm đó, Bắc Kinh lo ngại rằng một phản ứng của hội đồng sẽ dẫn đến việc làm cho tình hình trầm trọng hơn nữa.

Giới phân tích cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ cố gắng làm giảm nhẹ tình hình hiện nay để bản nghị quyết không nhằm vào nền kinh tế dân sự của Triều Tiên.

Đây là một lập trường nhất quán của Trung Quốc đối với các quốc gia khác, như Sudan và Iran, trong đó Trung Quốc nhấn mạnh rằng quan hệ thương mại bình thường (kể cả với Trung Quốc) không nên bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nội dung của bản nghị quyết vẫn có ý nghĩa quan trọng, như tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đưa ra sau khi bỏ phiếu, rằng bản nghị quyết cần phải "thận trọng, cân nhắc, cân đối và có lợi cho ổn định".

Các nhà phân tích cho rằng điều mà bản nghị quyết vừa qua đã không nhằm tới là một sự chuyển hướng cơ bản trong chủ trương của Trung Quốc nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với Triều Tiên.

Một nhà phân tích chỉ rõ rằng Trung Quốc là đối tác thương mại "hàng đầu và cuối cùng" của Triều Tiên thông qua việc gần đây hai nước đã thành lập "các khu kinh tế đặc biệt" cho luồng đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên.

Một số nhà phân tích châu Á nói rằng thông qua việc ủng hộ bản nghị quyết này Trung Quốc còn đánh tín hiệu cho Washington về mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa của họ. Họ nói rằng chính phủ Trung Quốc cũng để ý đến Hàn Quốc, vốn là một động lực kinh tế của khu vực.

Các nhà ngoại giao ở Liên Hợp Quốc nói rằng ý nghĩa của nghị quyết ra ngày 22-1 trước tiên là dấu hiệu để Bình Nhưỡng thấy Bắc Kinh không khoanh tay đứng nhìn nữa. Sự hợp tác của Trung Quốc về bản nghị quyết này cũng được xem như một phần nỗ lực của nước này trong việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.

Bắc Kinh gần đây đã cử các nhà ngoại giao đến gặp tổng thống vừa đắc cử của Hàn Quốc, bà Park Guen-hye, và bà Park đã đáp lễ bằng việc cử một đoàn đại biểu sang thăm Trung Quốc 4 ngày bắt đầu từ ngày 21-1.

Theo Phạm Ngọc Uyển
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tổ chức cao điểm tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao
Tổ chức cao điểm tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao
TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau
Mỹ áp thuế 46% ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm Cà Mau
TPO - UBND tỉnh Cà Mau nhận định, trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng có thể lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ngành tôm của tỉnh Cà Mau.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cậu học trò khiếm thị lan toả niềm đam mê đọc sách

Cậu học trò khiếm thị lan toả niềm đam mê đọc sách

TPO - Dù bị khiếm thị nhưng em Trần Bảo Long, học sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh luôn rực cháy niềm đam mê đọc sách. Cậu học trò từng nhận giải khuyến khích cấp quốc gia Đại sứ Văn hóa đọc và giải chuyên đề xuất sắc cấp quốc gia Đại sứ Văn hóa đọc dành cho người khiếm thị.
Hà Nội thúc đẩy học sinh tự học ngoại ngữ

Hà Nội thúc đẩy học sinh tự học ngoại ngữ

TPO - Ngày 4/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức khen thưởng các nhà trường, giáo viên và học sinh tiêu biểu trong phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ”, lan tỏa tinh thần tự học nhằm từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Lan toả giá trị văn hoá, cần đặt thanh niên vào trọng tâm phát triển

Lan toả giá trị văn hoá, cần đặt thanh niên vào trọng tâm phát triển

TPO - Sáng 4/4, Báo Nhân Dân phối hợp các đơn vị tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng trao đổi về việc nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với giá trị văn hoá dân tộc cũng như cách để bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, lý tưởng, khát vọng cống hiến cho đất nước đồng thời tăng cường rèn thể chất, bản lĩnh để hội nhập và giữ gìn giá trị văn hoá.