Mỹ tìm cách kiểm soát tài nguyên châu Phi
> Khoáng sản Philippines đang bị Trung Quốc 'bòn rút'
Các cuộc chiến tranh giành tài nguyên và khoáng sản đang xác định chính sách của Mỹ với châu Phi.
Châu Phi dường như giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. |
Nhiệm vụ của Bộ chỉ huy châu Phi (AFRICOM) của Mỹ, được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2008, là kiểm soát các nguồn tài nguyên giàu có của châu Phi. Châu Phi dường như giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới. Tiềm năng có những vỉa tài nguyên mới đang chờ được khám phá. Những vỉa tài nguyên đã được thăm dò đang chờ được khai thác. Hầu như không có loại tài nguyên nào là không bị phát hiện. Châu Phi giàu dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc, kim cương, urani, sắt, đồng, thiếc, chì, niken, than, côban, quặng bôxít, gỗ, coltan, mangan, crôm, titan và nhiều tài nguyên khác. Đất nông nghiệp và các ngư trường của châu Phi cũng rất có giá trị. Trong số những khu vực được Mỹ quan tâm đặc biệt có Congo, Nam Sudan, Vịnh Guinee, Libya, Nigeria, Niger và Mali.
Mới đây, Lầu Năm góc đã tuyên bố đang lập kế hoạch can thiệp quân sự để giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc Mali đang nằm trong tay những đối tượng "Hồi giáo cực đoan". Các quan chức Mỹ đã gọi Mali là "thùng thuốc súng" và tình hình đó đang đe dọa gây bất ổn khu vực. Những lý do để can thiệp quân sự đang được tạo ra. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang muốn Quốc hội Mỹ cung cấp ngân sách. Ông Obama đang ưu tiên các cuộc chiến tranh và nóng lòng bắt đầu nhiệm kỳ hai với các cuộc chiến tranh mới. Các cuộc chiến tranh lâu dài đang xác định chương trình nghị sự của ông Obama.
Các đối tác NATO và Liên minh châu Âu (EU) đang bị thúc ép phải hợp tác với Mỹ tại châu Phi. Tháng 10 vừa qua, HĐBA LHQ đã phê chuẩn một sứ mạng quân sự quốc tế tại Mali. Các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có thể nằm trong kế hoạch can thiệp tại Syria.
Các hoạt động bí mật và do thám đã được bắt đầu từ nhiều tháng trước đây. Các kế hoạch can thiệp tại Syria có thể giống với các kế hoạch tại Somali, Yemen hoặc Libya, nhưng với sự hỗ trợ không quân ít hơn. Với lý do Mali đang bị tê liệt bởi hai cuộc khủng hoảng, giới lãnh đạo chia rẽ, ngày 20/12, HĐBA LHQ đã cho Liên minh châu Phi quyền can thiệp tại Mali, nhưng với thời điểm còn để ngỏ. Quyết định trên báo hiệu ý định can thiệp của Washington.
Dường như LHQ, NATO và châu Âu đều ủng hộ chương trình nghị sự của Mỹ tại châu Phi. Mali đang trong tiến trình bị tấn công, phá hủy và kiểm soát. Toàn bộ khu vực Sahel và xa hơn đang bị đe dọa. Nghị quyết của HĐBA LHQ cho phép thành lập một lực lượng Hỗ trợ hòa bình quốc tế do châu Phi lãnh đạo (AFISMA) với thời hạn hoạt động ban đầu là một năm. Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi đang muốn có 3.300 quân tại Mali, với các lực lượng Nigeria dự kiến lãnh đạo AFISMA, sẽ tiến hành các hoạt động trên thực địa. Mỹ, Pháp và các nước thành viên NATO khác sẽ đảm nhiệm các hoạt động hỗ trợ hậu cần, không quân và tình báo. Thời điểm triển khai AFISMA vẫn chưa được quyết định.
Trong nhiều tháng qua, Pháp và Mỹ đã có những cuộc đàm phán can thiệp bí mật. Việc đánh bại hoàn toàn những kẻ Hồi giáo cực đoan chỉ là cái cớ. Việc phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu cũng vậy. Chính sách là kiểm soát các nguồn tài nguyên. Nước Mỹ đang tạo cớ để can thiệp quân sự. Cùng với sự can thiệp quân sự tại Mali là khả năng "Afghanistan hóa" khu vực Sahel. Cuộc xung đột qua biên giới có thể diễn ra sau đó. Algerie có thể trở thành Pakistan của châu Phi, khi bị Mỹ lôi kéo vào một cuộc chiến tranh mà họ không mong muốn.
Các nhân viên thuộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang bí mật hoạt động khắp thế giới. Tương tự như vậy, các lực lượng đặc nhiệm Mỹ hiện có mặt tại hơn 120 quốc gia. Châu Phi có 54 quốc gia. Trong năm 2013, Lầu Năm Góc có kế hoạch cử binh lính Mỹ tới hơn 35 quốc gia châu Phi, trong bối cảnh binh lính Mỹ dường như đã có mặt tại hầu hết 19 quốc gia còn lại. Washington đang mong muốn một sự chi phối châu Phi. AFRICOM đã được thành lập để kiểm soát các nguồn tài nguyên giàu có của lục địa đen và các cuộc chiến mượn tay người khác hoặc trực tiếp đang được ưu tiên.
Theo Nh.Thạch
Global research, petrotimes