> Làm sao để bé 'nghiền' ăn rau quả?
5 lợi ích quan trọng từ rau củ quả
1. Giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh: Rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, E, Kali… giúp xây dựng tế bào và phát triển mô.
2. Chống lại bệnh tật: Chế độ ăn uống giàu trái cây, rau củ giúp cơ thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Tạo thói quen ăn nhiều rau củ cho bé sẽ giúp cơ thể đẩy lùi nhiều bệnh tật nguy hiểm như bệnh tim, cao huyết áp, các loại ung thư...
3. Cung cấp nước: Rau củ quả cung cấp một lượng nước rất lớn cho cơ thể mà việc cung cấp nước thường ngày có thể không đáp ứng đủ được. Những loại rau củ quả chứa nhiều nước như cà rốt, rau diếp, củ cải hay bông cải xanh có chứa tới 90% là nước.
4. Ngăn chặn béo phì: Theo các chuyên gia, bé ăn nhiều rau củ quả thường có trọng lượng cơ thể thấp hơn các bé khác. Ông Christine Gerbstadt, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho biết: “Chế độ ăn uống giàu rau củ chứa lượng calo và chất béo thấp hơn, từ đó ngăn chặn tình trạng béo phì xảy ra sớm ở bé”.
5. Chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp hệ tim bé phát triển, ngăn ngừa tình trạng Cholesterol trong các giai đoạn sau.
Đa dạng sắc màu từ củ quả:
1. Màu đỏ: Cà chua, củ hành đỏ, khoai tây đỏ… là những loại quả mang sắc đỏ bắt mắt. Chúng giúp chống lại ung thư dạ dày, tiền liệt tuyến, bệnh tim..
2. Màu tím: Màu này có ở các loại rau củ như bắp cải tím, cà tím, ớt tím..
3. Màu xanh: Đây là màu phổ biến nhất ở các loại rau củ quả như bông cải xanh, măng tây, đậu xanh, cần tây, rau bina, dưa chuột, ớt xanh, đậu Hà lan, bí… Chúng giúp chống lại các bệnh về mắt ở trẻ.
4. Màu cam: Màu này có trong những thực phẩm như cà rốt, ớt vàng, bí đỏ, ngô vàng, cà chua vàng… Những loại rau này giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh ung thư vú.
5. Màu trắng: Củ cải, súp lơ trắng, su hào… là các loại rau củ màu trắng đặc trưng.
Chế độ ăn uống của bé có thực sự khỏe mạnh? Và mẹ có mắc phải những sai lầm nào không?
Tạo cơ hội cho bé ăn ở ngoài: Việc cho bé ăn ở ngoài với những món ăn như Pizza, thịt gà rán… sẽ khiến cơ thể dung nạp lượng calo vượt quá mức cần thiết, dẫn tới béo phì.
Cho bé uống quá nhiều nước trái cây hoa quả: Trên thực tế, nước ép trái cây có lợi hơn nhiều so với nước ngọt. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều đường và calo gây cảm giác no khiến bé không muốn ăn thêm bất kỳ đồ ăn nào khi tới bữa ăn chính. Mẹ nên hạn chế nước hoa quả cho bé từ 110ml tới 220ml mỗi ngày ở các bữa ăn phụ.
Mẹ nghĩ bé hoàn toàn ăn no: Bé có thể lơ đãng trong khi ăn uống và thường nói dối rằng đã no. Mẹ nên để ý điều này và bổ sung thêm những bữa ăn phụ sau 2-3 giờ một lần. Những bữa ăn nhẹ bổ dưỡng bao gồm pho mát, bánh quy giòn, bơ đậu phộng...
Chuẩn bị thực đơn riêng cho bé: Bé cần được bổ dung dinh dưỡng đa dạng, nhiều màu sắc, hương vị. Mẹ nên cho bé ăn chung với gia đình để các thành viên thêm gắn bó và giúp bé ăn được nhiều hơn.
Những điều thú vị có thể mẹ chưa biết:
- Nửa chén ớt chuông có thể chứa nhiều vitamin C hơn một quả cam.
- Năm củ cà rốt có thể cung cấp đủ lượng vitamin hàng ngày bé cần.
- Nửa chén bông cải xanh chứa nhiều chất xơ hơn một lát bánh mỳ nguyên chất.
- Một củ khoai lang cỡ trung bình có thể chứa tới 120 calo.
- Rau củ chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sự hấp thu sắt cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm không phải thịt.
- Rau củ đông lạnh có thể chứa nhiều vitamin hơn những rau củ tươi.
Linh Chi
Đơn vị tư vấn chuyên môn:
Website: www.methongthai.vn
Email: tuvan@methongthai.vn
Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50
Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội