'Nhắm mắt' mua ụ nổi vì sợ Dương Chí Dũng cách chức

'Nhắm mắt' mua ụ nổi vì sợ Dương Chí Dũng cách chức
TPO - Cựu Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc khai 'nhắm mắt' mua ụ nổi 83m do bị ông Dương Chí Dũng ‘dọa cách chức”. Bị cáo Phúc cho biết, ông Dũng còn vận động mọi người không bầu ông làm Tổng GĐ.

Hoảng loạn nên trốn chạy…

Bước sang phần thẩm vấn vào buổi chiều cùng ngày, phần lớn các bị cáo đều chỉ thừa nhận một phần nội dung cáo trạng. Trong khi đó, các sếp “bự” của Vinalines tập trung đổ lỗi cho tập thể và cấp dưới.

Bị cáo Dương Chí Dũng tiếp tục khẳng định không can thiệp, chỉ đạo ông Mai Văn Phúc cũng như bất kỳ ai trong Vinalines trong việc mua ụ nổi, và việc đó thuộc thẩm quyền của Tổng GĐ. Giải trình việc có xem xét hồ sơ liên quan đến việc ụ nổi, bị cáo Dũng cho rằng, đã giao cho các phòng, ban chuyên môn thẩm định, HĐQT chỉ ra nghị quyết mua ụ nổi 83m

Ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại tòa
Ông Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại tòa . Ảnh: TTXVN

Bị cáo Dũng còn nại, quyết định mua ụ nổi thuộc HĐQT (tập thể) chứ không phải cá nhân. Bị cáo tỏ ra đáng tiếc trong việc cá nhân cùng các nhân vật khác liên quan trong việc quyết định mua ụ nổi.

Về hành trốn chạy, bị cáo Dũng cho hay, chiều tối 7/5 mới biết mình bị khởi tố, do hoảng loạn nên bỏ trốn, với dự tính “trốn càng xa càng tốt”. Thoạt đầu, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines tính trốn sang Campuchia, sau đó sang Mỹ vì lúc đó đang có visa Mỹ, nhưng sau đó đã bị phía Mỹ từ chối cho nhập cảnh vì nhận được thông báo cấm từ Việt Nam.

Bị cáo Mai Văn Phúc khẳng định, tại thời điểm triển khai dự án, Phúc mới nhậm chức gần 2 tháng, do vậy mọi vấn đề liên quan đến ụ nổi đều dựa vào tham mưu của ông Trần Hữu Chiều (cựu Phó Tổng GĐ Vinalines). Cụ thể, trong tờ trình của ông Chiều cũng như các phòng ban chuyên môn, bị cáo Phúc luôn bị động, không nắm vững các hoạt động liên quan đến ụ nổi. Chính vì vậy, ông Phúc lập tờ trình để HĐQT phê duyệt.

Bị cáo Phúc giải thích, khi ông Chiều đề xuất mua ụ nổi 83m, bị cáo nhận thấy có nhiều dấu hiệu về chất lượng của ụ nổi này là ‘có vấn đề”, đồng thời yêu cầu ông Chiiều nghiên cứu một ụ nổi khác. Nhưng ông Chiều cho rằng, chỉ có ụ nổi 83m là phù hợp với điều kiện của dự án cũng như ở Việt Nam. Ông Phúc khẳng định không bàn bạc với bị cáo Dũng cũng như Chiều trong việc mua ụ nổi.

Ông Phúc bị Dương Chí Dũng dọa cách chức?

Nhưng bị cáo Phúc cũng phản pháo, việc “nhắm mắt” mua ụ nổi 83m là do sức ép từ Dương Chí Dũng ‘dọa cách chức”. Bị cáo Phúc khẳng định, mâu thuẫn giữa Phúc và Dũng khi lấy phiếu tín nhiệm Phúc vào ghế Tổng GĐ, ông Dũng vận động mọi người không bầu Phúc, từ đó hai người có mâu thuẫn.

Về phần lời khai của Trần Hữu Chiều (cựu Phó Tổng GĐ Vinalines), bị cáo này thừa nhận, quá trình khảo sát và đối chiếu báo cáo của đoàn khảo sát với thực tế, đã phát hiện sai sót, thể hiện ở một số chi tiết không khớp, nhưng phần đa là những ‘sai sót nhỏ’, như về môi trường, an toàn hàng hải…

Nhận thấy lời khai của bị cáo Chiều không thành khẩn, HĐXX buộc công bố lời khai của bị cáo này ở giai đoạn điều tra, theo đó, ông Chiều thừa nhận trước khi đoàn khảo sát đi một tuần, “ông Phúc chỉ đạo tôi làm sao phải mua được ụ nổi 83m và mua của Cty AP. Lúc đó, tôi hiểu anh Phúc muốn mua ụ 83m” – trích lời khai của bị cáo Chiều.

Trong phần thẩm vấn về hành vi tham ô, bị cáo Trần Hải Sơn (cựu Tổng GĐ Cty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines) thừa nhận cơ bản nội dung bản cáo trạng. Theo đó, bị cáo Sơn “nhận lệnh” từ Giám đốc điều hành Cty AP (cty bán ụ nổi 83M) nói rằng, bị cáo Sơn sẽ đứng ra nhận số tiền “lại quả” hơn 1,6 triệu USD. Sau đó, bị cáo Sơn đến phòng làm việc của Dương Chí Dũng để xác nhận nội dung trên, và được ông Dũng khẳng định là đúng. Sơn khai ông Dũng nói: “Chia theo tỷ lệ 10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em”.

Xem thêm:

>Cuộc chạy trốn ly kỳ của Dương Chí Dũng
>Ông Dương Chí Dũng khai biết ụ nổi hỏng vẫn mua
>Dương Chí Dũng: 'Bị cáo bỏ trốn vì quá hoảng loạn'

Theo Viết
MỚI - NÓNG
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
TPO - Ngày 26/11 tới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.