Người Việt chịu cảnh ô tô chất lượng thấp, giá cao

Khách hàng xem xe Camry 2.5 Q lắp ráp.
Khách hàng xem xe Camry 2.5 Q lắp ráp.
TP - Dù Việt Nam đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, nhưng do quy chuẩn sơ sài, nên người mua vẫn phải chịu cảnh xe giá cao, chất lượng thấp.

Xe nhập - đắt “xắt” ra miếng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 10 dòng xe bán chạy nhất tại Việt Nam nửa đầu năm 2015 chỉ có mẫu xe Ranger của hãng Ford là xe nhập khẩu. Còn lại đều là những dòng xe lắp ráp trong nước như: Toyota Vios, Fortuner, Innova, Morning… Tuy nhiên, khi tham khảo tại các showroom hãng xe lớn tại Hà Nội, nhiều khách hàng sắp mua xe lại chuộng xe nhập hơn. Có mặt tại Toyota Hoàn Kiếm, anh Thành Lương (Cao Bằng) cho biết, anh đến để đặt mua chiếc Toyota Camry 2.5Q 2015 giá gần 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, anh này thông tin, mua xe chỉ vì giá rẻ hơn, nếu đủ tiền sẽ mua Camry 2015 nhập khẩu.

“Vấn đề quản lý nhiên liệu ở các cây xăng quá kém, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. Có những cây xăng pha Ethanol (giá 10 ngàn đồng/lít) tỷ lệ 10- 20% thậm chí đến 50% Ethanol/lít xăng. Tạp chất pha vào xăng quá nhiều khiến phương tiện nhanh hỏng, phải bảo dưỡng nhiều lần lại thêm 1 khoản chi phí mà người dân phải gồng gánh”,  ông Nguyễn Tô An, Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam. 

Tại showroom chuyên bán xe nhập, có địa chỉ 88 Lê Văn Lương, nhân viên ở đây cho biết, mỗi tháng riêng dòng Camry XLE 2.5L, showroom bán được 5 chiếc. Anh Nguyễn Minh Long, một khách hàng đang đi tham khảo dòng xe Camry cho biết, sau khi so sánh thông tin giữa hàng nội địa và hàng ngoại, anh chọn Camry XLE giá 1,84 tỷ đồng bởi xe “cứng cáp” hơn so với xe lắp ráp trong nước. Là người đi xe hơn 10 năm, anh Long cho rằng, chưa cần so sánh các tính năng, xe nhập khẩu đi chắc xe hơn, tay lái không bị lạng khi đi tốc độ trên dưới 100km/h, ngay tiếng sập cửa cũng chắc chắn hơn.

   

Những người có suy nghĩ như anh Lương không phải là thiểu số, không phải vì “sính ngoại”, mà bởi những ưu thế mà xe nhập mang lại. Đơn cử, nếu chỉ so sánh về tính năng an toàn của bản Camry cao nhất 2.5Q 2015 lắp ráp trong nước với mẫu xe Camry LE 2.5 (bản thấp nhất ở thị trường Mỹ) cũng có thể thấy ngay nhiều khác biệt. Đầu tiên là túi khí, trong khi Camry Việt chỉ trang bị 7 túi khí, Camry LE là 10 túi khí. Một số tính năng khác như: SST- dừng thông minh, giảm áp suất lốp, ECB- kiểm soát phanh điện tử… đều chỉ có trên mẫu xe nhập khẩu. Cắt giảm những tính năng an toàn tiên tiến, Camry 2.5Q “bù đắp” cho khách hàng những phụ kiện “đồ chơi” như: sạc điện không dây, lẫy chuyển số trên tay lái, điều hòa 3 vùng…

Cắt giảm tính năng khi về thị trường Việt Nam

Kể cả khi khách hàng Việt Nam đã chấp nhận trả một khoản tiền gấp 3 lần để có một chiếc xe ô tô tương tự ở Mỹ, châu Âu… thì vẫn phải chấp nhận một thực tế, xe về Việt Nam đã được đặt hàng để cắt giảm nhiều tính năng. Một chuyên gia tại Cục Đăng kiểm nhận xét, Việt Nam đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (QCVN 09) do Bộ GTVT ban hành năm 2011. Tuy nhiên, những quy định an toàn bắt buộc về túi khí, hệ thống phanh… còn sơ sài. Ví dụ, như trong hạng mục an toàn, Bộ quy chuẩn chỉ bắt buộc trang bị phanh ABS trên xe khách giường nằm, không có quy định về túi khí cho ô tô… Vì vậy, các hãng xe chỉ cung cấp cho khách hàng những tiện ích bề nổi mà không cần phải trang bị thêm những tính năng an toàn nâng cao.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Tô An, Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, không chỉ bị cắt giảm hệ thống an toàn, xe về thị trường Việt Nam còn bị cắt giảm nhiều thiết bị như: cảm biến nhiên liệu, cân bằng điện tử… Theo ông Tô An, ngoài lý do giảm chi phí, vấn đề nhiên liệu bẩn rất nhức nhối. Trong khi các hãng xe châu Âu, Mỹ đã sử dụng tiêu chuẩn khí thải EURO6 trở lên, thì Việt Nam vẫn đang ở mức EURO2. “Đầu vào nhiên liệu bẩn khiến cho các nhà nhập khẩu phải có điều chỉnh, thay thế cảm biến, nếu không rất dễ gặp sự cố với nhiên liệu”, ông Tô An khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Chi nhánh Audi Hà Nội khẳng định, nhiên liệu không đảm bảo là nguyên nhân chính để hãng không nhập xe chạy dầu Diesel vào Việt Nam. Đại diện hãng xe Đức cho biết, hàng năm hãng đều có 1-2 cuộc điều tra độc lập, thuê một công ty nước ngoài lấy mẫu xăng phân tích. Để đảm bảo xăng phù hợp với động cơ, ông Dũng thông tin, xe Audi nhập khẩu về Việt Nam cũng phải địa phương hóa về nhiên liệu, giảm xóc, điều hòa, các hệ thống chịu nhiệt… để phù hợp với điều kiện nhiệt đới.


MỚI - NÓNG
Bình luận

Trần Kiện

Thuế phí thật nhiều, thật cao cũng là cách phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Thích Trả lời

nguyễn nam

Người ta thì bình đẳng về thuế mà siết chặt chất lượng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, còn chúng ta thì ngược lại. Đánh thuế thật cao để bảo hộ và tăng thu ngân sách. Điều này chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn nhưng về lâu dài nó làm biến dạng thị trường, triệt tiêu cạnh tranh và người tiêu dùng phải chịu cảnh sử dụng hàng hóa chất lượng thấp với giá cao. Thế là có 2 chủ thể "được": hãng xe nội địa bán xe chất lượng thấp giá cao, nhà nước thu được nhiều thuế, còn lại quyền lợi người tiêu dùng, năng lực sản xuất trong nước và thị trường thì chưa thấy quan tâm. Các cụ đã dạy rồi, chiều con quá hóa hại con mà thôi, muốn nó khôn lớn phải để tự nó bươn chải, tranh đấu sòng phẳng với người ta.

Thích Trả lời

Hồ Văn Minh

Liệu có lợi ích nhóm trong việc định giá xe ô tô ở VN?

Thích Trả lời

Nguyxn Hoàng Huy

Không phai chỉ có ô tô mà nhiều sản phẩm khác. Chính sách của chúng ta đã, đang và sẽ biến Việt Nam thành thị trường của mọi san phẩm chất lượng kém, kể cả cái tâm của người sản xuất, phân phối và dịch vụ. Hậu quả dân ta đang lãnh chịu là chất lượng cuộc sống đi xuống.

Thích Trả lời

Ngọc Thìn

Do chính sách điều hành hay do nguyên nhân gì? Cần mổ xẻ và xử lý nghiêm.

Thích Trả lời

phat

Cả trăm phí thuế làm tăng cao giá xe nhập khẩu, sao không nói mà cứ lý do này lý do kia ...

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng cao chót vót

Giá vàng cao chót vót

TPO - Sáng nay (2/4), giá vàng trong nước duy trì trên mốc 102 triệu đồng/lượng. Theo đó, các doanh nghiệp nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra từ 2,5 - 2,7 triệu đồng/lượng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD

TPO - “Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Hà Nội vào mùa hoa loa kèn

Hà Nội vào mùa hoa loa kèn

TPO - Thủ phủ hoa Tây Tựu ở quận Bắc Từ Liêm và Hạ Mỗ ở huyện Đan Phượng đang bước vào những ngày thu hoạch hoa loa kèn đầu tiên. Theo người trồng hoa, năm nay loa kèn được giá nhưng sản lượng hoa giảm nhiều.
 Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 12

Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 12

TPO - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 12 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Trụ sở đặt tại Đồng Nai, ông Tạ Thành Long làm giám đốc.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nên mua hay bán lúc này?

Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nên mua hay bán lúc này?

TPO - Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.