GS Ahmed al-Jubbour thuộc khoa Nông nghiệp của trường đại học nói trên mô tả cảnh giao tranh ngay sau khi 3 máy bay trực thăng của quân đội Iraq hạ cánh xuống đây.
“Tôi thấy nhiều chiếc trực thăng hạ cánh xuống trường đại học và hàng chục phiến quân đụng độ với lực lượng của Chính phủ”, ông al-Jubbour nói.
Ông al- Jubbour cho biết một chiếc máy bay trực thăng đã bị bắn hạ còn một chiếc khác đã rời đi ngay sau khi đổ quân xuống trường đại học trong khi chiếc thứ 3 vẫn ở lại đó.
Trước đó, hàng triệu binh sỹ Iraq đã rút khỏi miền Bắc nước này khi các chiến binh Hồi giáo dòng Sunni thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant tiến hành các vụ tấn công và chiếm đóng thành phố lớn nhất tại đây là Mosul ngày 10/6.
Tuy nhiên, gần đây, quân Chính phủ đã phản công bằng việc điều nhiều trực thăng chở lực lượng đặc nhiệm nước này đến để bảo vệ nhà máy lọc dầu Baiji lớn nhất tại Iraq.
Việc quân chính phủ giành thắng lợi trong việc tái chiếm nhà máy lọc dầu bên trong thành phố Tikrit có thể sẽ là một đòn giáng mạnh vào nhóm phiến quân vốn đang chiếm ưu thế rõ rệt trong các cuộc giao tranh tại khu vực phía Bắc và phía Tây Baghdad.
Tại thủ đô Baghdad, văn phòng Tổng thống xác nhận rằng Quốc hội mới được thành lập của Iraq sẽ nhóm họp vào ngày 2/7, hạn chót do Hiến pháp nước này quy định, để tiến hành việc thành lập Chính phủ tại Iraq.
Mặc dù đảng cầm quyền của Thủ tướng Iraq Minister Nuri al-Maliki đã giành được đa số ghế trong Quốc hội sau cuộc bầu cử tháng 4 vừa qua. Đảng này vẫn cần phải liên minh với các đảng khác để thành lập nội các.
Ông al-Maliki hiện đang phải chịu sức ép mạnh mẽ từ Mỹ và các nước khác trong việc nhanh chóng thành lập một Chính phủ mở rộng hơn để hỗ trợ cho phe nổi dậy.
Thủ tướng Maliki đã xác nhận rằng ông sẽ tôn trọng thời hạn cuối cùng trong Hiến pháp để thiết lập một Chính phủ mới sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.