Ấn Độ so kè với Trung Quốc phát triển tên lửa liên lục địa

Một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V của Ấn Độ.
Một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V của Ấn Độ.
Tổ chức phát triển và nghiên cứu quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ quốc phòng Ấn Độ đang chuẩn bị thử nghiệm nhiều tên lửa đạn đạo liên lục địa với khả năng tấn công các mục tiêu tại Viễn Đông, châu Phi và thậm chí là châu Âu.

Một nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho hay nước này đã sẵn sàng thử nghiệm 3 tên lửa liên lục địa Agni sau vụ phóng tên lửa hành trình Nirbhay vào tháng 11 tới.

Các tên lửa bao gồm Agni-II, với tầm xa 2.000 km, và có thể là tên lửa Agni-IV, với tầm xa 4.000 km, theo nguồn tin trên.

Trong khi đó, DRDO cho biết tên lửa Agni-V, ước tính có tầm xa từ 5.000-8.000 km, cũng sẽ được thử nghiệm.

Vụ thử nghiệm đầu tiên của Agni-V diễn ra vào tháng 4/2012. Hôm 15/9, Agni-V đã hoàn thành cuộc thử nghiệm thứ 2. Cả hai vụ thử nghiệm trên đều được phóng từ các bệ phóng di động. Vụ thử nghiệm mới nhất diễn ra trên đảo Wheeler ở Ấn Độ Dương.

Trung tâm thông tin công nghệ và khoa học quốc phòng Ấn Độ tin rằng bệ phóng di động cho phép Agni-V cơ động hơn nhằm chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng của đối phương. Giống tên lửa di động Topol của Nga, Agni-V khó bị các vệ tinh phát hiện.

Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển các tên lửa DF-21 để cho phép nước này đối đầu với tất cả các địch thủ tiềm tàng tại châu Á trong đó có Ấn Độ.

Khi được phóng từ các căn cứ tại Liêu Ninh, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến và Thanh Hải, tên lửa DF-21 có thể vươn tới tất cả các mục tiêu quan trọng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và Trung Á.

Bệ phóng di động DF-31B, với tầm xa tấn công 9.000 km và khả năng mang nhiều đầu đạn, là một vũ khí khác trong kho vũ khí của Trung Quốc, vốn có thể được sử dụng để chống lại Agni-V của Ấn Độ.

Theo An Bình

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG