'Không quân, hải quân Trung Quốc tụt hậu Nhật 10 năm!'

'Không quân, hải quân Trung Quốc tụt hậu Nhật 10 năm!'
TPO-Tuần báo Asia weekly, Hongkong đăng bài phỏng vấn cựu tư lệnh không quân Nhật Bản – thượng tướng Toshio Tamogami khẳng định lực lượng hải quân, không quân Trung Quốc đi sau Nhật Bản 10 năm.

'Không quân, hải quân Trung Quốc tụt hậu Nhật 10 năm!'

> Mỹ chuẩn bị tấn công quân sự Syria

> Bạc Hy Lai cáo buộc thuộc cấp nói dối 

TPO-Tuần báo Asia weekly, Hongkong đăng bài phỏng vấn cựu tư lệnh không quân Nhật Bản – thượng tướng Toshio Tamogami khẳng định lực lượng hải quân, không quân Trung Quốc đi sau Nhật Bản 10 năm.

'Không quân, hải quân Trung Quốc tụt hậu Nhật 10 năm!' ảnh 1
 

Bài viết đặt ra câu hỏi nếu những va chạm giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên đảo Điếu Ngư/Senkaku dẫn đến xung đột, quân lực “chiến tranh không – biển” của hai nước ai mạnh ai yếu? Liệu Mỹ có ra tay giúp Nhật Bản hay không?

PLA: Áp đảo quân số, non kém trang bị

Tờ Asia weekly cho biết lực lượng tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã mấy tuần liền kéo đến hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng ông Toshio Tamogami nhìn nhận cho dù là Trung Quốc hay Nhật Bản, thậm chí cả Mỹ đều không mong muốn vì vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku mà phát triển thành xung đột quân sự trực tiếp. Khai chiến là việc đòi hỏi sự sắp đặt và bố trí kỹ lưỡng, trong phương diện này Trung Quốc hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị.

Tướng Tamogami đánh giá hành động hiện nay của Trung Quốc chỉ là gây ầm ĩ để tạo ra cuộc chiến tranh tâm lý tình báo mà thôi. Mục đích của Bắc Kinh một là mở rộng hoạt động tuyên truyền trong dư luận, ủng hộ tinh thần chủ nghĩa dân tộc của dân chúng trong nước; Hai là dùng cái đó để gây sức ép với Nhật, ép Nhật phải nhượng bộ trước Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku; Ba là tranh thủ thời cơ thu thâp các thông tin tình báo trên biển và trên không ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Mấy năm trở lại đây, ngân sách chi cho quân sự của Trung Quốc tăng đột biến, lực lượng hải quân tăng cường hoạt động viễn dương, Trung Quốc rất cần các số liệu tình báo ở hải vực viễn dương.

Theo tướng Toshio Tamogami, xét về số lượng PLA sở hữu binh lực gấp 10 lần lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Nhưng với năng lực bố trí binh lực hiện nay, Trung Quốc không thể cùng lúc bố trí lực lượng lục quân với hàng chục nghìn binh sĩ. Kể cả Trung Quốc tung ra toàn bộ lượng tàu đổ bộ hiện có, một lần cũng chỉ có thể bố trí khoảng 3.000 lính. Lực lượng phòng thủ Nhật Bản hoàn toàn có đủ khả năng để đương đầu.

Phi đội J-11 không quân PLA bay diễn tập trên biển
Phi đội J-11 không quân PLA bay diễn tập trên biển.

Asia Weekly phân tích, Trung Quốc muốn triển khai tác chiến đổ bộ thì buộc phải có sức chiến đấu hải quân và không quân áp đảo Nhật Bản, hay nói cách khác là quyền kiểm soát không phận, quyền kiểm soát hải phận hiện đại. Binh lực hải quân của Trung Quốc gấp 5 lần Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản, có trên 1.000 tàu chiến nhưng hầu hết là tàu chiến loại nhỏ được trang bị cho lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển. Số tàu khu trục, tàu hộ vệ có thể triển khai tác chiến trên biển có khoảng 200 tàu, gấp 1,5 lần của Nhật. Tuy nhiên các tàu chiến này phần lớn là tàu chiến kiểu cũ, sức chiến đấu viễn dương ở giai đoạn hiện nay của Trung Quốc còn thua xa Nhật Bản.

Lực lượng không quân của Trung Quốc gấp 10 lần quân số của lực lượng phòng vệ trên không của Nhật. Nhật Bản có 260 máy bay chiến đấu, Trung Quốc có hơn 1.300 chiếc, nhưng hầu hết là máy bay chiến đấu kiểu cũ. Nếu tính số máy bay chiến đấu có thể đọ sức với máy bay F-2, F-15 của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản thì máy bay chiến đấu J-10 có hơn 500 chiếc. Điều đáng tiếc là trạng thái sẵn sàng trực chiến của các máy bay này không được tốt, trạng thái bay cũng không lý tưởng.

Ngoài ra, Trung Quốc cách Okinawa 1.000 km. Đây là khoảng cách mà máy bay chiến đấu không thể bay đến Okinawa, không chiến rồi lại quay trở về Trung Quốc. Hoạt động tác chiến không đối không của máy bay chiến đấu trong 5 phút sẽ tiêu hao lượng nhiên liệu bằng lượng nhiên liệu sử dụng cho 1 giờ bay bình thường, hay nói cách khác là khi quay về máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ cạn nhiên liệu. Chính vì thế, yếu tố then chốt để giành được quyền kiểm soát không phận trong tác chiến tầm xa phải có sự ủng hộ đắc lực của hạm đội hàng không mẫu hạm.

Nhật vẫn chiếm ưu thế

Về vấn đề tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - “tàu Liêu Ninh” đã được đưa vào sử dụng, đồng thời có nguồn tin cho biết Trung Quốc đang chế tạo hai tàu sân bay khác, liệu điều này có khiến sự đối sánh về quân lực của Trung Quốc và Nhật Bản có sự đổi chiều? Tướng Toshio Tamogami nhận định nếu Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đích thực thì tình hình sẽ có sự thay đổi. Nhưng tàu sân bay lại không phải thế mạnh của Trung Quốc.

Thông thường, nếu không sở hữu 3 chiếc tàu sân bay trở lên sẽ không thể duy trì được hoạt động sử dụng luân lưu. Hiện nay Trung Quốc mới chỉ có một chiếc tàu sân bay Liêu Ninh được cải tiến từ tàu Varyag cũ của Liên Xô. Trang bị của tàu Liêu Ninh cũ nên rất khó triển khai các đợt huấn luyện, đo đó sẽ không thể được đưa vào sử dụng nếu xảy ra chiến tranh. Ngoài ra, khả năng phòng ngự của bản thân mẫu hạm và việc nhất thể hóa hệ thống chỉ huy thông tin của cả hạm đội mẫu hạm là những vấn đề mà Trung Quốc hầu như chưa có kinh nghiệm. Trong vòng 10 năm tới có đạt được theo yêu cầu của hoạt động tác chiến thực tế hay không vẫn còn là ẩn số.

Xét về quân lực, hiện tại thế mạnh về chất lượng quân sự của hải quân và không quân Nhật có thể đánh bại thế mạnh về số lượng của quân lực Trung Quốc. Trong thời gian ngắn, mẫu hạm của Trung Quốc không thể hình thành được sức chiến đấu. Các hoạt động huấn luyện của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở cả ba quân chủng hải quân, lục quân và không quân đều rất chắc chắn, kỹ năng và cường độ huấn luyện của binh lính Trung Quốc không thể sánh được.

Ngoài ra, lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn thường xuyên tiến hành tập trận thực chiến hiện đại trên biển và trên không định kỳ với quân đội Mỹ đóng tại Nhật, tích lũy được nhiều kinh nghiệm dày dạn hơn so với Trung Quốc. Nhật còn có hơn 100 máy bay tuần tra và máy bay cảnh báo sớm tầm xa, là “mắt thần” quan trọng nhất trong các hoạt động tác chiến trên không và trên biển. Trong hoạt động tác chiến hiện đại hóa, Trung Quốc vẫn chưa có thế mạnh trong việc nắm quyền kiểm soát trên biển và trên không.

Các chương trình huấn luyện mà lực lượng không quân Trung Quốc hiện nay vẫn chỉ ngang bằng với chương trình huấn luyện của lực lượng phòng vệ Nhật Bản 30 năm về trước. Các chỉ thị trong quá trình bay như “sang phải”, “lên cao” ... đều do trạm mặt đất thông qua vô tuyến điện chỉ huy phi công, chương trình huấn luyện theo mô hình này sẽ không thể chiến thắng chương trình huấn luyện hiện đại hóa của Lực lượng phòng vệ Nhật dày dạn kinh nghiệm. Khi sóng điện bị gây nhiễu, vô tuyến điện sẽ xuất hiện tiếng ồn, không thể tiếp nhận chỉ thị chính xác, như thế sẽ không thể giành chiến thắng trong chiến trận. Hiện nay trình độ của không quân Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở đó mà thôi.

Chiến hạm Nhật thuộc loại hiện đại nhất thế giới
Chiến hạm Nhật thuộc loại hiện đại nhất thế giới.
Hạm đội Nhật Bản được đánh giá thuộc hàng mạnh nhất châu Á và đạt đẳng cấp thế giới
Hạm đội Nhật Bản được đánh giá thuộc hàng mạnh nhất châu Á và đạt đẳng cấp thế giới.

Do ông Toshio Tamogami đã rời quân ngũ trên 5 năm nên đã có thể tiết lộ một số nội tình. Thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra các hình ảnh của vệ tinh trinh sát, máy bay trinh sát, máy thu thập thông tin tình báo, không ngừng giám sát động thái của quân đội Trung Quốc. Khi lực lượng không quân Trung Quốc tổ chức huấn luyện, phía Nhật đều nắm bắt được các thông tin trao đổi qua điện thoại, thông tin vô tuyến...

Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật có đội ngũ huấn luyện phi công với trình độ cao, họ đã nghiên cứu rất kỹ phương thức tấn công của máy bay chiến đấu Trung Quốc, trong quá trình huấn luyện cũng đóng vai máy bay địch, giúp tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Thế mạnh về kỹ thuật và cường độ huấn luyện của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản vượt xa không quân Trung Quốc. Tướng Toshio Tamogami khi còn đương chức đã từng sang thăm Bắc Kinh, biết được thời gian huấn luyện bay và nội dung huấn luyện của lực lượng không quân Trung Quốc kém xa Nhật Bản.

Về điểm này, lực lượng phòng vệ trên bộ và lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật cũng như vậy, đặc biệt là năng lực tác chiến đối với tàu ngầm của Nhật Bản không ngừng được nâng cao. Các loại tàu ngầm của Trung Quốc đều có nhược điểm là tiếng ồn lớn, trong khi năng lực lặn ngầm tĩnh âm trong thời gian dài của tàu ngầm Nhật lại khá cao, một thời gian dài theo dõi tàu ngầm đối phương mà không bị phát hiện. Các hoạt động huấn luyện chuyên nghiệp với độ khó cao này từ lâu vẫn được tiến hành trong hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản. Có thể nói trước khi có mặt ở điểm cần đến, tàu ngầm Trung Quốc đã bị đánh chìm.

Mỹ không muốn Trung–Nhật giao chiến

Tướng Toshio Tamogami cho rằng nếu Mỹ phán đoán việc bảo vệ Nhật có lợi cho các lợi ích của Mỹ thì Mỹ sẽ ra tay giúp Nhật. Nếu dự đoán bất lợi cho lợi ích của Mỹ thì Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật sẽ không được khởi động. Trên thực tế, khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột quân sự trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku, ông Toshio Tamogami cho rằng Mỹ không thể can thiệp ngay lập tức một cách đơn giản, cuối cùng vẫn đòi hỏi lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa vào sức mạnh quân sự của mình để đối phó với Trung Quốc.

Do đó, Mỹ luôn hy vọng Bắc Kinh và Tokyo tránh được các cuộc xung đột quân sự trực tiếp. Cả hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều nắm giữ trái phiếu chính phủ của Mỹ, và Trung Quốc nắm nhiều hơn. Một khi Trung – Nhật xảy ra xung đột, nếu Mỹ không viện trợ Nhật Bản thì Mỹ sẽ để mất lòng tin đối với đồng minh Mỹ - Nhật, kết quả là mất đi uy tín trên toàn thế giới. Nhưng nếu Mỹ ra tay giúp Nhật Bản, Trung Quốc sẽ tuyên bố sẽ bán tháo trái phiếu chính phủ của Mỹ, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến sự bất ổn trong giới kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ còn sẽ động đến vấn đề đe dọa đối phương bằng vũ khí hạt nhân. Mặc dù sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc không bằng Mỹ, nhưng nếu Trung Quốc bất chấp tất cả mà hy sinh bằng mọi giá thì lúc đó rất khó có thể khẳng định Mỹ vì muốn giúp Nhật Bản mà khai chiến với Trung Quốc hay không. Chính vì lẽ đó, Mỹ gây sức ép với Trung Quốc nhằm chấm dứt các hành động khiêu khích ở đảo Điếu Ngư. Đồng thời Mỹ cũng phải gây sức ép với Nhật Bản, hy vọng Nhật Bản không có những hành động quá khích.

Dĩ nhiên, hiện Trung Quốc đang gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng, sức mạnh quân sự càng ngày càng lớn, trong 10 năm tới là thời điểm then chốt trong cuộc chạy đua về sức mạnh giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản. Để ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra, lực lượng phòng vệ Nhật buộc phải đẩy mạnh hoàn thiện trang bị, tăng cường sức mạnh quân sự. 11 năm trở lại đây, lần đầu tiên Nhật Bản gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng, năm tới dự báo nội các thủ tướng Shinzo Abe sẽ tiếp tục gia tăng nguồn ngân sách này.

Để tăng cường hoạt động phòng ngự trên đảo Điếu Ngư/Senkaku, phương án mà tướng Toshio Tamogami đưa ra là: Trước hết điều động 3 sư đoàn (khoảng 30.000 người) của lực lượng phòng vệ trên bộ thường trú tại đảo Miyakojima và đảo Ishigaki. Tiếp đó tập kết 5-6 tàu hộ vệ, 60 máy bay chiến đấu chia thành 3 phi đội trực chiến. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống cảng biển và sân bay. Theo tướng Toshio Tamogami, nếu làm được điều này chắc chắn Trung Quốc sẽ không dám tiến vào vì biết rằng những thiệt hại mà họ phải gánh chịu sẽ lớn hơn cả lợi ích.

Huy Long
Theo Asia Weekly

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Toàn quân tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
TPO - Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng xác định, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, toàn quân tăng tốc, bứt phá, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lực lượng CAND nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đề ra
Lực lượng CAND nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ công tác đề ra
TPO - Phát biểu khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 diễn ra sáng nay (26/12) tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, lực lượng Công an nhân dân (CAND) đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Chính phủ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác đề ra.