Nữ sinh đi thi đại học... trên lưng cha

Nữ sinh đi thi đại học... trên lưng cha
TPO–Sau bao năm trên lưng cha đi học, Vũ Thị Hoài (SN 1995, quê Hưng Hà, Thái Bình) lại lên Thủ đô thi đại học bằng đôi chân của bố. Hoài thi khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Nữ sinh đi thi đại học... trên lưng cha

> Cô bé không tay mơ thành kỹ sư công nghệ thông tin
> Cô sinh viên 1,3m nỗ lực vượt lên số phận

TPO–Sau bao năm trên lưng cha đi học, Vũ Thị Hoài (SN 1995, quê Hưng Hà, Thái Bình) lại lên Thủ đô thi đại học bằng đôi chân của bố. Hoài thi khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Bạn Vũ Thị Hoài
Bạn Vũ Thị Hoài.

Nghị lực của con

Biết hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, và động viên cô gái nghị lực, Hiệu phó Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và các anh chị sinh viên trong Học viện đã đến hỏi thăm, động viên, chúc Hoài thi tốt trong kỳ thi sắp tới.

Không được như các bạn cùng lứa tuổi, Hoài bị dị tật bẩm sinh, liệt mất đôi chân từ nhỏ. Từ đó, những sinh hoạt hàng ngày, Hoài đều dựa vào đôi tay, làm từ việc nhỏ đến lớn.

Nhà có 4 anh chị em, bố mẹ đều làm nông, Hoài là em út trong gia đình. Các anh chị đều đã lập gia đình và ở xa, người vào Nam, người ở Quảng Ninh lập nghiệp. Vì vậy, mỗi lần đi xa, Hoài lại nhờ vào... lưng bố.

Nhà cách trường 4km. Mỗi sáng, Hoài dậy từ sớm, vệ sinh cá nhân, tự mặc đồ, chuẩn bị sách vở để cha đưa đi học. “Đến trường, em luôn được các bạn giúp đỡ. Thấy em là các bạn xách cặp, đưa em lên lớp. Cha thường cõng em lên lớp ở tầng 2, thỉnh thoảng các bạn trong lớp xung phong thay chay làm đôi chân cho em đi học ...”. Hoài chia sẻ.

Không mặc cảm với bản thân, quá trình học cấp 1, cấp 2, Hoài luôn tham gia tích cực các phong trào ca hát của trường, lớp và đạt giải nhất, nhì. Đến năm lớp 8 Hoài tham gia hai cuộc thi môn vẽ và sinh học của huyện, và đạt giải nhất môn vẽ.

Hoài bảo, thầy chủ nhiệm Ngô Quang Cường (dạy toán) luôn giúp đỡ, động viên em trong học tập. Hoài kể, ở trường, thầy cô giáo cùng các bạn luôn động viên, hỗ trợ em đi học thêm, nhưng vì khó khăn trong đi lại nên Hoài thường mượn sách vở của các bạn về tự học.

Hàng xóm thấy hoàn cảnh của Hoài, khuyên en nên thi vào trường nghề ở quê học cho gần, nhưng cô gái xin bố mẹ ra Hà Nội thi vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, mang theo mơ ước trở thành lập trình viên.

Bác Vũ Văn Phiên bố của em Hoài
Ông Vũ Văn Phiên luôn là "đôi chân" của Hoài mỗi lần đi học, đi thi.

Tình thương của bố mẹ

Ông Phiên bảo, Hoài rất chăm chỉ, lúc nào cũng tự giác làm mọi việc. Những hôm không có bố mẹ ở nhà, Hoài tự nấu cơm, một tay cầm giá gạo một tay đi thay chân. "Những lúc như thế, nhìn con mà rơi nước mắt, nên không nỡ để con một mình", ông Phiên nói.

Ông Vũ Văn Phiên (năm nay 60 tuổi), bố Hoài, chia sẻ: Ngày trước có đoàn của Thụy Điển về Kiến Xương, Thái Bình hỗ trợ chữa trị, hai bố con cũng lặn lội xuống tận nơi, mong chữa được đôi chân cho cháu. Nhưng, người ta bảo, do dị tật bẩm sinh, nên không chữa được. Họ chỉ hướng dẫn điều trị xoa bóp thôi...

Ngày nào cùng thế, hai bố con lại cùng nhau đến trường. "Năm nay, đưa Hoài đi thi tận Hà Nội, tôi cũng chưa biết thế nào. Cháu quyết tâm thi thì gia đình cũng ủng hộ. Cháu nói với tôi, nếu đỗ vào trường, nửa tháng bố lên thăm con một lần, và hy vọng ở đây cũng có nhiều người quý con, giúp đỡ", ông Phiên tâm sự.

Người cha với khuôn mặt khắc khổ, bảo, nhà có một mẫu ruộng, đang cấy dở dang được một nửa. Nhưng, ông cũng phải bỏ để đưa con đi thi, để vợ ở nhà oằn lưng gánh vác. "Mấy hôm nữa về, tôi sẽ cấy tiếp giúp bà ấy".

Bố con ông Phiên bảo, lên đến bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), đi xe ôm đến trường, may được các bạn sinh viên tình nguyện giúp đỡ, giới thiệu vào ký túc xá trọ với giá 30.000 đồng/ngày. "Phòng thi của em ở tận trên tầng 3, bố lại phải cõng em lên như mỗi lần đi học, hoặc các anh chị sinh viên giúp đỡ, đưa em lên tận phòng thi".

Thanh Hà

Theo Viết
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.