TPO - Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2022 được triển khai từ tháng 5 - 8/2022. Dự kiến, sẽ tuyên dương 50 đại biểu là thanh niên khuyết tật tiêu biểu có độ tuổi không quá 35 tuổi.
TPO - Tại lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 tổ chức ở TP Huế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các cơ quan, tổ chức, phong trào, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
TP - Ở nhà hàng đặc biệt này, bà chủ Hồ Thị Hương Thảo (SN 1981, quê ở Đại Lộc, Quảng Nam) luôn bận bịu. Với đôi nạng kẹp ở nách, chị thoăn thoắt như con thoi qua quầy bar, nhà bếp… để làm cầu nối giữa khách hàng với những nhân viên khiếm thính của mình và đôi khi là cả giữa những nhân viên khiếm thính với nhau.
TPO - Ông Ngô Đức Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế), thừa nhận bản thân có sai sót trong việc chậm triển khai giải quyết chế độ phụ cấp cho giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật mà lẽ ra họ đã được nhận chi trả kể từ nhiều năm về trước.
TPO - Ngày 15/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương và Quỹ từ thiện Lương Ngọc Kim (Bình Dương) tổ chức Liên hoan và Lễ tuyên dương Thiếu nhi vượt khó học tốt và thiếu nhi các lớp học tình thương tỉnh Bình Dương lần thứ V, năm học 2021 - 2022.
TPO - Những sản phẩm tay, chân giả cho người khuyết tật nhìn tưởng đơn giản nhưng lại đặc thù theo mức độ thương tổn, không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm mà chi phí cũng cao. Để khắc phục những nhược điểm, nhóm sinh viên tại Đà Nẵng đã đề xuất một giải pháp độc đáo.
TP - Lê Viết Thuận và Lường Văn Hiếu là hai trong số 50 gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021, do T.Ư Hội LHTN Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam phối hợp tổ chức.
TPO - Dù cả hai đều có khiếm khuyết về ngoại hình, chiều cao nhưng nghị lực phi thường và tình yêu họ dành cho nhau tạo động lực cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
TPO - Mặc dù không giành được giải thưởng nào tại cuộc thi Hoa hậu Ecuador 2021 nhưng người đẹp Victoria Salcedo vẫn được nhiều người yêu mến vì câu chuyện truyền cảm hứng của mình.
TPO - Người đàn ông bị khuyết tật ở tay đạp xe hơn 1.300km từ TPHCM về quê tránh dịch. Khi tới chốt kiểm soát cầu Bến Thuỷ 2, đã được Sở GTVT Nghệ An hỗ trợ, bố trí xe chở ra Thanh Hóa.
TPO - Ba năm qua, hình ảnh em Đồng Thị Luyến miệt mài đưa bạn Ngô Thị Lan Dung (bị khuyết tật) đi học khiến thầy cô và học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 6 (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) cảm phục.
TPO - Bị dị tật bẩm sinh từ nhỏ, 12 năm qua Linh vẫn cố gắng đến trường tìm con chữ bằng những bước đi khập khễnh. Sinh ra thiệt thòi hơn các bạn cùng lứa nhưng cô bé ấy vẫn không ngừng cố gắng học tập với hy vọng có thể viết tiếp giấc mơ vào đại học.
TPO - Mai Hiếu - Chàng ca sĩ trẻ theo đuổi dòng nhạc ballad, pop và R&B nhận định: “Mỗi người đã là 1 sự riêng biệt. Hơn hết là lòng quyết tâm và hết mình trong âm nhạc, mình tin ngày nào đó mình sẽ có chỗ đứng trong lòng khán giả”.
TPO - Gui Yuna (35 tuổi, Trung Quốc) trở thành nhân vật truyền cảm hứng trên mạng xã hội những ngày gần đây khi chiến thắng tại cuộc thi thể hình mặc dù cô chỉ còn 1 chân sau tai nạn năm 7 tuổi.
TPO - Thanh Hóa có hai tấm gương người khuyết tật được vinh danh tại chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2020” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức.
TPO - “Con mong có cái ô tô điều khiển màu đỏ giống trên ti vi…con muốn được nhảy múa và rước đèn giống các bạn…Con ước bố đến thăm mình…”, đó là những câu trả lời chẳng đợi suy nghĩ khi được hỏi của những đứa trẻ mồ côi và khuyết tật về điều ước ngày Tết Trung thu.
TPO - Một người đàn ông đi xe tay ga dừng lại hỏi mua vé số của người khuyết tật. Sau khi cầm cả xấp vé số, người đàn ông vờ xem từng tờ rơi bỏ chạy. Vụ việc được camera ghi lại, người dân chia sẻ lên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc.
TPO - Chặng đường 12 năm đèn sách, đôi chân mẹ Vân cũng là đôi chân của em Miền trên con đường tới trường. Dù khuyết tật tứ chi, nhưng cô gái ấy không ngừng học tập, thực hiện được giấc mơ bước vào giảng đường Đại học.
TP - Không khó. Nhưng rất khổ, nếu chọn cho mình lối sống ngẩng đầu, thẳng lưng. Bị xa lánh, định kiến trong tập thể, cơ quan đơn vị, cộng đồng. Bị thua thiệt quyền lợi vật chất lẫn tinh thần nếu không chịu bè cánh theo ekip, số đông đang mạnh. Là nhắc lại cái câu của bà cựu trưởng phòng khảo thí tỉnh Hòa Bình trước vành móng ngựa phiên tòa gian lận thi cử đang xét xử. Như một lời than, rằng "ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật".
TPO - "Mỗi lần khoác lên mình chiếc áo xanh tình nguyện, em như được cộng thêm sức mạnh vô hình để vượt qua mặc cảm khuyết tật. Được là đoàn viên, được giúp đỡ mọi người, được cống hiến chút sức lực bé nhỏ cho Tổ quốc thân yêu là niềm vinh hạnh cho em rồi" - Đó là chia sẻ giản dị của Phạm Thị Hồng Mai, cựu sinh viên Trường đại học Hàng Hải Việt Nam, người khuyết tật 1 tay vẫn xung phong tham gia chốt chặn dịch COVID-19 ở Hải Phòng.
TPO - Một căn nhà của người khuyết tật ở xã Bắc Lý (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành mái ấm thứ hai giúp những người yếu thế này tự tin vượt qua mặc cảm khiếm khuyết cơ thể và lạc quan vươn lên trong cuộc sống.
TPO - Bị khuyết tật nặng bẩm sinh, chàng sinh viên ngành Kiến trúc trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Nguyễn Hoàng Phúc vẫn từng ngày vươn lên làm chủ tương lai, ra sức hiện thực hóa mục tiêu “làm đẹp cuộc sống” bằng chính đôi bàn tay, đôi chân vốn không lành lặn của mình.
Trần Tôn Trung Sơn, Lê Bá Ninh, Phan Thị Rát, Trần Mạnh Chánh Quân đều sinh ra với cơ thể không lành lặn nhưng những người trẻ khuyết tật tài năng Việt này quyết không ngã lòng trước thực tế phũ phàng. Họ vượt khó, chăm chỉ với nghị lực, niềm tin cháy bỏng và lòng chân thành thay đổi số phận và vượt khỏi lũy tre làng, vươn mình ra thế giới…
Ngày bé, để Hà Phương khỏi tự ti, mẹ nói rằng tay em sẽ mọc ra, em chỉ để quên tay trong bụng mẹ. Đến lớp 5, Phương mới hiểu rằng cánh tay bị cụt không thể mọc ra được nữa.
Sinh ra đã bị khuyết tật bẩm sinh với ngoại hình 'chẳng giống ai', chàng trai Phạm Đức Chinh vẫn tự tin đối mặt với những khó khăn, thử thách vượt qua mặc cảm về ngoại hình để chiến thắng số phận.