Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy
Hàng ngày, để đi tìm con chữ, các em học sinh dân tộc Thái ở bản Cam, xã Cam Lâm (Con Cuông, Nghệ An) phải thức dậy từ lúc 3h sáng, chuẩn bị sách vở, thức ăn, rồi vượt núi băng rừng để đến trường cho kịp giờ vào lớp.

Về nơi học sinh đi học lúc gà chưa gáy

Hàng ngày, để đi tìm con chữ, các em học sinh dân tộc Thái ở bản Cam, xã Cam Lâm (Con Cuông, Nghệ An) phải thức dậy từ lúc 3h sáng, chuẩn bị sách vở, thức ăn, rồi vượt núi băng rừng để đến trường cho kịp giờ vào lớp.

Học sinh dùng đèn pin đến trường.
Học sinh dùng đèn pin đến trường.

Vượt núi băng rừng đi tìm con chữ

Bản Cam là bản cuối cùng, xa nhất của xã Cam Lâm (Con Cuông, Nghệ An), có 129 hộ đều là người dân tộc Thái. Trong đó, khoảng 40 học sinh (HS) đang theo học tại Trường THCS Cam Lâm và 8 em theo học cấp 3 ở trung tâm huyện.

Hàng ngày, để đến trường, HS của bản phải thức dậy từ 3 giờ sáng, chuẩn bị đồ đạc rồi vượt qua chặng đường hơn 10km, với những con dốc dài hun hút dựng đứng, và dòng nước suối chảy xiết để đến trường, mới kịp giờ học.

Những ngày nắng ráo, đường khô, các em còn đi bộ được, còn những hôm trời mưa gió, đường trơn trượt, nước suối dâng cao chia cắt con đường độc đạo dẫn đến trường thì hành trình đi tìm con chữ của các em trở nên gian nan và hiểm nguy.

“Vào những lúc như vậy, có bè để đi qua nhưng bọn em không có tiền nên không đi được. Bố mẹ bận lên nương rồi nên không ai đưa qua suối được, bọn em ai lớn thì có thể bơi qua nhưng nguy hiểm lắm. Còn các em nhỏ không đi học được, trời mưa là ở nhà thôi…”, em Lô Văn Anh - một HS ở bản Cam chia sẻ.

Học sinh gùi gạo về bản.
Học sinh gùi gạo về bản.

Đi học từ lúc 3 giờ sáng, nhưng trưa tan học, phải hơn 2 giờ chiều, các em mới về tới nhà. Những em học buổi chiều thì phải mang theo đèn pin để tối còn dò dẫm trong đêm để về nhà. Trời tối đường rừng lại dốc thăm thẳm heo hút bao nhiêu nguy hiểm rình rập, chỉ cần một bước trượt chân là các em có nguy cơ rơi xuống vực sâu thăm thẳm.

Hành trang tới trường của các em, ngoài sách vở còn thêm một nắm cơm (xôi), ít thức ăn để ăn dọc đường nếu về muộn. Những em học cả hai ca phải mang theo đầy đủ thức ăn, cơm để tối mới về nhà.

Anh Lô Quang Tân, có con học lớp 7 Trường THCS Cam Lâm, chia sẻ: “Vì đường xa xôi, để đến được trường, các cháu phải trèo qua mấy con dốc, vượt qua mấy con suối mới kịp giờ học. Các cháu đến trường khi nào cũng phải mang theo cơm nắm cơm đùm để ăn, chứ không kịp về nhà ăn cùng gia đình đâu. Thương các con lắm nhưng ở đây phải đi rẫy kiếm sống nên không ai đưa con đi học được. Mong sao nhà nước quan tâm đến dân bản ta, làm cho bản ta cái đường để các cháu còn đi học”.

Nhìn những tốp HS vất vả lên xuống con dốc cuối cùng để về bản sau chặng đường gian nan, ông Lô Văn Duy - Trưởng bản Cam Lâm chia sẻ: “Ở đây cuộc sống của bà con dân bản chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi thôi. Năm được mùa còn đủ cái ăn chứ nếu mưa nắng không thuận hòa thì mất mùa và cái đói, cái nghèo lại kéo dài cả năm".

"Vì vậy, người dân trong bản ai cũng lo làm ăn nên các em tới trường phải tự đi bộ, tự lo cơm để mang theo, bố mẹ không đưa hoặc đón con được. Chúng phải thức giấc từ sớm lắm để đi học, những ngày mưa nước về lớn, suối chảy xiết đường dốc trơn thì các cháu phải ở nhà thôi không đi học được mô”.

Học sinh đến trường lúc gà chưa gáy
Học sinh đến trường lúc gà chưa gáy.

Khó khăn không ngăn nổi ước mơ tới trường

Được sự quan tâm của chính quyền, cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước, ở bản Cam đã được đầu tư xây dựng một điểm Trường mầm non và Tiểu học với 7 giáo viên cắm bản. Nhưng nếu học lên cấp 2 thì các em phải đi bộ ra Trung tâm xã, còn học cấp 3 phải ra trung tâm huyện Con Cuông.

Mặc dầu, chặng đường tới trường vô cùng gian truân, vất vả các em phải qua những con dốc dài heo hút, dòng suối đục ngầu chảy xiết nhưng không vì thế mà các em bỏ dở ước mơ tới trường.

Thầy Lô Xuân Sáng - Trưởng nhóm giáo viên cắm bản chia sẻ: “Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng các em HS ở bản Cam rất chăm chỉ đến trường, cần cù chịu khó trong học tập".

"Hiện việc dạy và học của thầy và trò còn gặp nhiều khó khăn do chưa có đường giao thông, không có điện. Vào mùa mưa lũ, đường bị chia cắt nên việc dạy học thường xuyên bị gián đoạn. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước để cuộc sống của bà con nơi đây bớt khổ. Các em HS đi học xa không còn phải đánh cược với tính mạng mỗi ngày lên lớp nữa”.

Ông Lô Văn Duy - Trưởng bản Cam Lâm chia sẻ: “Ở đây cuộc sống của bà con dân bản chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi. Năm được mùa còn đủ cái ăn chứ nếu mưa nắng không thuận hòa thì mất mùa và cái đói, cái nghèo lại kéo dài cả năm...
Ông Lô Văn Duy - Trưởng bản Cam Lâm chia sẻ: “Ở đây cuộc sống của bà con dân bản chủ yếu dựa vào nương rẫy và chăn nuôi. Năm được mùa còn đủ cái ăn chứ nếu mưa nắng không thuận hòa thì mất mùa và cái đói, cái nghèo lại kéo dài cả năm...".

Trưởng bản Lô Văn Duy chia sẻ thêm: “Nhà ta cũng có con đi học cấp 3 ngoài huyện, một tuần mới về nhà lấy thức ăn một lần. cuộc sống của gia đình cũng như bà con dân bản còn nhiều cái khổ nhưng cũng phải cố gắng cho các con đi học để chúng có được cái chữ, rồi cái nghề nữa… sau này sẽ bớt khổ...”.

Sáng thức dậy “đi học” cùng các em, nhưng mới chỉ leo chưa hết 3 con dốc dài ngun ngút (1/6 quãng đường các em đi học), chúng tôi ai nấy đều đã mỏi nhừ chân… Thế mà mỗi ngày các em HS ở Bản Cam vẫn phải vượt hết chặng đường dài để tới trường. Nghị lực của các em HS nơi đây thật đáng trân trọng. Người dân và các em HS cần nhất bây giờ là có một cây cầu và một con đường để các em đến trường được suôn sẻ, đỡ phần vất vả.

Dưới đây là clip học sinh bản Cam đi học từ lúc gà chưa gáy:

Theo Tình Huê - Tú Duy
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
5 công trình ở TPHCM vừa được xếp hạng Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật
5 công trình ở TPHCM vừa được xếp hạng Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật
TPO - Sở Văn hoá- Thể thao (VH-TT) TPHCM vừa công bố quyết định xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp thành phố cho 5 công trình gồm Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, trụ sở Ủy ban nhân dân Quận 1, trụ sở Cục Hải quan TPHCM, khu mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty Thừa vụ lang họ Trần.