Sừng tê giác đắt hơn vàng

Sừng tê giác đắt hơn vàng
TP - Theo Tổ chức Bảo vệ các loài hoang dã quốc tế (CWI), giá sừng tê giác dạng bột ở Việt Nam vào khoảng 60.000 USD/kg, đắt hơn cả vàng. Tuy nhiên, việc nhiều người bỏ tiền mua sừng tê giác để mài thành bột chữa bệnh là sai lầm bởi nó không có tác dụng chữa bệnh.

Theo CWI, sừng tê giác chủ yếu được cấu tạo bởi chất sừng, cũng như thành phần của tóc và móng tay con người, chứ không có gì đặc biệt. Lâu nay, nhiều người châu Á tin sừng tê giác dạng bột có thể chữa bách bệnh, đặc biệt là ung thư.

Đa số sừng tê giác có nguồn gốc từ Nam Phi. Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan là thị trường chủ yếu buôn bán sừng tê giác dạng bột, theo CWI. Những kẻ buôn lậu thường vận chuyển gián tiếp sừng tê giác qua các nước ở châu Á, hoặc châu Âu để lách luật trước khi đến nơi tiêu thụ chính.

Theo số liệu thống kê của CWI, trong tự nhiên chỉ còn lại 5 loài tê giác với tổng số khoảng 26.000 con đang sống ở châu Phi và châu Á.

Tê giác Sumatra và Java ở Đông Nam Á bị đe dọa tuyệt chủng, hiện chỉ còn khoảng 300 con tê giác Sumatra và 45 con tê giác Java. Tại Việt Nam, con tê giác một sừng duy nhất được cho là đã chết dưới tay thợ săn tại rừng Quốc gia Cát Tiên năm 2010.

Ngày 1-6, tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã ở Việt Nam (WAR) sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh chủ đề Bảo vệ Tê giác một sừng và các loài động vật hoang dã quý hiếm dành cho thiếu nhi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
TPO - Ngày 26/11 tới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.
Cấp chứng chỉ rừng bền vững ở Yên Bái hiện ra sao?
Cấp chứng chỉ rừng bền vững ở Yên Bái hiện ra sao?
TPO - Yên Bái có diện tích rừng trồng khá lớn tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ rừng trồng. Đặc biệt, tỉnh đang đẩy mạnh việc cấp Chứng chỉ rừng bền vững (FSC), góp phần nâng cao thu nhập, bảo vệ được môi trường sinh thái, tạo sự phát triển bền vững về lâm nghiệp.