Khởi đầu bất ngờ của ngành công nghiệp quân sự Việt Nam

Khởi đầu bất ngờ của ngành công nghiệp quân sự Việt Nam
Máy thông tin quân sự do các kỹ sư Việt Nam chế tạo có nhiều tính năng hơn sản phẩm nhập ngoại, nhẹ hơn, lại rẻ hơn 3-4 lần.

> ‘Lá chắn thép’ của Hải quân Việt Nam

Khởi đầu bất ngờ của ngành công nghiệp quân sự Việt Nam ảnh 1

Đây là những kết quả bước đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất thiết bị thông tin quân sự của Tập đoàn Viettel.

Các nhà khoa học và công nghệ Tập đoàn Viettel đã làm chủ công nghệ và sản xuất thành công toàn bộ loại máy thông tin quân sự cho lục quân với chi phí rẻ hơn từ ba đến bốn lần so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu của nước ngoài, trong khi đó lại có nhiều tính năng ưu việt và phong phú hơn. Việc làm chủ công nghệ từ thiết kế nguyên lý, đến viết phần mềm điều khiển toàn bộ hoạt động của máy có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế - kỹ thuật mà lớn hơn là giữ được bí mật quân sự, có thể điều chỉnh, tùy biến trong khi tác chiến, tạo ra khả năng ứng phó linh hoạt. Trước kết quả đó, Bộ Quốc phòng đã giao cho Tập đoàn Viettel sản xuất một số lượng lớn các thiết bị nói trên để hiện đại hóa quân đội.

Một trong những thành công đáng ghi nhận của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển đó là thiết kế chế tạo thành công Hệ thống quản lý vùng trời (VQ). Nhờ có hệ thống này mà tại một thời điểm, với thời gian thực, chúng tôi nhìn rõ trên màn hình các loại máy bay đang bay trên bầu trời nước ta. Chúng đang bay theo hướng nào, từ đâu tới. Thượng tá Nguyễn Ðình Chiến, Viện trưởng cho biết: Hiện nay quân đội ta đang sử dụng hệ thống quản lý vùng trời VQ9801 do nước ngoài cung cấp hơn 10 năm trước.

Trong đó phải mất đến năm năm từ ngày đưa ra đề tài nghiên cứu đến lúc đối tác chuyển giao xong hệ thống quản lý vùng trời và chính thức đưa vào vận hành.

Tại cuộc họp báo công bố các công trình đoạt Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ (VIFOTEC) năm 2012, GS, TSKH Nguyễn Thiện Phúc cho biết: Trong những năm gần đây, số các công trình nghiên cứu ứng dụng của Bộ Quốc phòng tham gia và đoạt giải thưởng VIFOTEC ngày càng nhiều. Ðiều đó có ý nghĩa thiết thực hiện đại hóa quân đội. Ðến Viện Nghiên cứu và Phát triển (Tập đoàn Viettel) chúng tôi hiểu được vì sao nhiều đề tài nghiên cứu công nghệ cao được ứng dụng nhanh vào thực tế, góp phần hiện đại hóa quân đội trong lĩnh vực thông tin liên lạc.

Hệ thống VQ do Tập đoàn Viettel nghiên cứu chế tạo chỉ mất khoảng một năm rưỡi kể từ ngày nhận nhiệm vụ đến ngày có thể đưa vào sử dụng, vận hành. Trong quá trình sử dụng hệ thống quản lý vùng trời do nước ngoài sản xuất, khi có bất cứ nhu cầu mở rộng thành phần dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ phải mất một quy trình phức tạp với thời gian không dưới một năm nhà sản xuất mới có thể làm được.

Còn với Hệ thống VQ do Tập đoàn Viettel làm chủ nghiên cứu, chế tạo, thời gian để làm được việc này chỉ là một ngày, tức là đáp ứng tức thì mọi yêu cầu mở rộng thành phần.

Ðể có được kết quả bước đầu trong nghiên cứu các thiết bị lĩnh vực công nghệ thông tin trong quân sự phù hợp với người Việt Nam và cách đánh của ta, Viện Nghiên cứu và Phát triển đã có bí quyết gì? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Ðình Chiến cho biết: Bí quyết của chúng tôi là học hỏi kiến thức cơ bản của Nga; làm chủ công nghệ của Mỹ và châu Âu; thiết kế phần mềm, thuật toán theo cách đánh của Việt Nam. Các thiết bị quân sự công nghệ cao lĩnh vực thông tin của chúng tôi đều được thiết kế, chế tạo theo bí quyết nói trên.

Ðánh giá những đóng góp bước đầu của Tập đoàn Viettel trong việc sản xuất các thiết bị quân sự cung cấp cho quân đội, Thượng tướng Lê Hữu Ðức, Thứ trưởng Quốc phòng cho rằng: Tập đoàn Viettel đã tích cực, chủ động đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng để triển khai chiến lược nghiên cứu sản xuất thiết bị quân sự và đã sản xuất thành công sáu loại máy thông tin quân sự cho lục quân được Bộ Quốc phòng, các đơn vị trong toàn quân đánh giá tốt; bước đầu nghiên cứu, chế tạo sản xuất thành công và đưa vào sử dụng hệ thống ra-đa bảo vệ vùng trời quốc gia.

Ðây là những thiết bị quân sự đầu tiên do người Việt Nam nghiên cứu, sản xuất thành công, mở ra hướng đi chiến lược cho ngành chế tạo thiết bị quân sự có hàm lượng công nghệ cao; khẳng định khả năng làm chủ trong sản xuất khí tài thông tin quân sự, vừa phù hợp nghệ thuật tác chiến, điều kiện khí hậu, môi trường của Việt Nam vừa bảo đảm an toàn, bí mật không phụ thuộc vào nước ngoài.

> Cải tiến module cấp 1 cho radar

> Ước mơ dang dở của chàng học viên tàu ngầm Hải quân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
THẾ GIỚI 24H: NATO và Ukraine họp khẩn cấp
TPO - Ngày 26/11 tới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.