NASA soi 'vùng tối vĩnh cửu' trên mặt trăng

NASA soi 'vùng tối vĩnh cửu' trên mặt trăng
TPO - Một phần trên mặt trăng chưa từng được ánh mặt trời chiếu tới trong hàng hàng tỷ năm, nhưng một kính thiên văn của NASA đã chiếu sáng lên một phần được coi là “phần tối vĩnh cửu” trên mặt trăng.

>Xác định vũ trụ ‘già’ hơn 80 triệu năm tuổi

>Hai vệ tinh lao xuống Mặt trăng

NASA soi 'vùng tối vĩnh cửu' trên mặt trăng ảnh 1

Mới đây, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tung ra một đoạn video diễn giải quá trình tàu thám hiểm mặt trăng (LRO) thu thập dữ liệu từ những khu vực lõm lạnh nhất, tối tăm nhất của mặt trăng.

Trục thẳng đứng của Trái đất nghiêng khoảng 23,4 độ, vì thế ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới mọi bề mặt, kể cả cực nam hay bắc của hành tinh chúng ta ít nhất một phần trong năm.

Trong khi đó trục của mặt trăng chỉ nghiêng 1,6 độ, gần như vuông góc với hướng án sáng của mặt trời. Điều đó có nghĩa một số vùng lõm gần các cực của mặt trăng chưa từng được ánh mặt trời chiếu đến trong hơn 2 tỷ năm qua.

Các nhà khoa học muốn tìm hiểu “phần tối vĩnh cửu” của mặt trăng vì họ cho rằng ở đó có các điều kiện thích hợp để lưu trữ các vật chất dễ bay hơi như nước, trong điều kiện bình thường nước sẽ bốc hơi và bay vào không gian.

Trên thực tế, cùng với các kính thiên văn thăm dò mặt trăng của Nhật Bản và Ấn Độ, LRO đã giúp xác nhận sự hiện diện của nước đóng băng trên mặt trăng, vào tháng 10/2009, LRO đã xác định có sự hiện diện của nước đóng băng khi một thiết bị do thám mặt trăng khác, vệ tinh Lunar Crater, rơi xuống một vùng tối gần cực bắc mặt trăng.

Tháng 6 năm 2009, NASA đã chi 504 triệu USD triển khai dự án LRO, con tàu không gian này được trang bị hàng loạt thiết bị thiên văn, trong đó có công cụ quét tia la-ze, để vẽ bản đồ địa hình chi tiết nhất bề mặt các vùng tối bí ẩn trên mặt trăng. LRO cũng được trang bị các thiết bị đo nhiệt độ và độ bức xạ các vùng tối này.

Theo Dịch
MỚI - NÓNG