Phá rừng phòng hộ để... trồng rừng

Phá rừng phòng hộ để... trồng rừng
TP - Lợi dụng chủ trương của UBND tỉnh Quảng Bình cho chuyển đổi một số diện tích rừng nghèo kiệt thuộc rừng phòng hộ Long Đại sang trồng rừng kinh tế, thời gian qua hàng trăm người dân ở hai bản Đá Chát và Bến Đường của xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh ồ ạt kéo nhau lên “xẻ thịt” rừng phòng hộ. Ngay cả những phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt cũng bị chặt phá.

> Tan hoang rừng tự nhiên Phong Điền
> Ngang nhiên mua bán rừng phòng hộ

Từ cầu Đá Chát, thuộc nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, qua trung tâm xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, leo lên con dốc dựng đứng là cánh rừng già trên núi đá, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại. Rừng ở đây tan hoang với ngổn ngang cây bị đốn hạ chỉ còn trơ gốc, thậm chí người ta còn phóng hỏa đốt rừng sau khi “thanh toán” xong cây cổ thụ.

Từ khi cây keo lai lên giá (50 triệu đồng/1ha), người dân thi nhau phá rừng dành đất để trồng keo lai mà không hề có sự quản lý, giám sát của chính quyền cũng như chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại. Trước đây, đất rừng còn nhiều, các hộ chỉ khai hoang ở những khu vực rừng nghèo kiệt phía ngoài để trồng keo lai nên mới có kiểu rừng đan xen dạng da báo. Hết đất rừng nghèo kiệt, họ quay sang xâm hại rừng già, vừa bán gỗ lấy tiền, vừa có đất trồng rừng.

Tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến nhiều gốc lim to có đường kính từ 50cm đến 2m bị đốn hạ cách đây chưa lâu, thậm chí có gốc còn ứa nhựa. Qua tìm hiểu được biết có khoảng 50 hộ dân ở hai bản nói trên vào phá rừng giành đất, với gần 100 ha, trong đó có 20 ha rừng đã được “khai hoang” hoàn tất. Cạnh đó, thêm 100 ha rừng trong dự án phục hồi đã 20 năm nay cũng được người dân phát luống, chia ranh giới chờ khai tử.

Được biết ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại bố trí 7 cán bộ và nhân viên “trấn giữ “ cách nơi phá rừng không xa, phía ngoài còn có Trạm Kiểm lâm Trường Sơn, thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh, nhưng hình như việc dân phá rừng họ không hề hay biết.

Ông Nguyễn Văn Trị, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Đại lúc đầu vẫn bao biện, cho rằng khu vực đó là rừng nghèo kiệt, không có cây to. Nhưng trước những bằng chứng mà phóng viên cung cấp, cuối cùng ông cũng thú nhận là đã 2 năm nay ông không vào rừng được, do đau yếu. Lực lượng của Ban quản lý rừng phòng hộ Long Đại mỏng, dân lại lén lút phá, đốt rừng vào ban đêm nên gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Làm gì nếu hành lý bị thất lạc, hư hỏng, mất cắp khi đi máy bay?
Làm gì nếu hành lý bị thất lạc, hư hỏng, mất cắp khi đi máy bay?
TPO - Hành lý bị thất lạc hay trì hoãn luôn là nỗi lo lắng của nhiều hành khách khi đi máy bay, nhất là trong các dịp cao điểm hoặc khi gặp sự cố ngoài ý muốn như sự cố mất điện toàn cầu vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, du khách có thể giảm thiểu rủi ro và xử lý tình huống khi hành lý của mình gặp vấn đề.