Chết khi bị CSGT rượt đuổi: Luật pháp và sự vô cảm

Chết khi bị CSGT rượt đuổi: Luật pháp và sự vô cảm
TPO - Hàng trăm ý kiến với quan điểm khác nhau của bạn đọc  quanh vụ CSGT Bắc Ninh truy đuổi người vi phạm giao thông dẫn đến chết người.

Chết khi bị CSGT rượt đuổi: Luật pháp và sự vô cảm

> Tử vong khi bị cảnh sát rượt đuổi?

> Toàn cảnh vụ CSGT nổ súng bắn người ở Thanh Hóa
> CSGT rượt đuổi người vi phạm, một người chết

TPO - Hàng trăm ý kiến với quan điểm khác nhau của bạn đọc  quanh vụ CSGT Bắc Ninh truy đuổi người vi phạm giao thông dẫn đến chết người.

Cần xử lý nghiêm, Bộ Công an vào cuộc

Vụ việc xảy ra tối 14/7 Trần Thị Kim Hoài (19 tuổi) ở Hoàn Sơn-Tiên Du (Bắc Ninh) không đội mũ bảo hiểm bị công an truy đuổi dẫn đến tử vong.  Nhiều ý kiến phản đối cách làm của CSGT và yêu cầu xử lí nghiêm. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng CSGT đã làm đúng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Mặt khác, người vi phạm giao thông cũng thiếu ý thức và không có lý do gì để phải bỏ chạy.

"Là công dân việt nam tôi rất phẫn nộ với hành động của cảnh sát. Hành động truy đuổi đó có phải là hành động đua xe giữ người (số trừ và số bị trừ). Hành động trên phải bị xử lý kỉ luật nghiêm khắc.

(bạn đọc pham nhu y)

"Sự việc vừa rồi tại Bắc Ninh đã quen thuộc với người dân, nhưng tại sao không thấy cơ quan nào vào cuộc? Đề nghị các cơ quan chức năng điều tra xử lý nghiêm".

bạn đọc Mạnh Hùng

Đồng cảm, nhưng cần xử phạt vì coi thường luật giao thông

Tôi đồng cảm, chia sẻ cùng gia đình bạn mất mát quá lớn. Nhưng không chấp hành luật giao thông là sai nếu như hai bạn đứng lại khi công an phát hiện thì đâu có chuyện gì xảy ra đó cũng do hai bạn thôi. Cảnh sát thấy hai bạn không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mà không thi hành nhiệm vụ thì nghĩ sau đây. Theo tôi cũng do hai bạn đi xe máy. Sao lại coi thường luật giao thông vậy? Tội nghiệp cho anh công an mang họa....!

bạn đọc Trần Hoài Vũ

> Chạy trốn cảnh sát, 2 người nguy kịch

Tham gia giao thông không đội mũ  là vi phạm luật giao thông

Tại sao không đội mũ bảo hiểm? Nếu đã sai thì bị phạt cớ gì phải chạy để đến nông nỗi ấy...

Bạn đọc tên Đạt

Chết do xem thường pháp luật

Tại sao vi phạm không dừng xe mà chạy làm gì, có chạy thì cảnh sát mới truy đuổi? Chỉ cần dừng xe theo hiệu lệnh thì đâu có tai nạn nào xảy ra được.

bạn đọc MCM

Mạng người thật nhỏ bé

Mấy ông công an Bắc Ninh sao lại làm việc theo lối bất chấp hậu quả thế?!

(bạn đọc Tuyến)

Xin đừng truy đuổi gắt gao thế!

Thực ra, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm là nhằm mục đích "giảm thiểu rủi ro khi tai nạn xảy ra" có thể biến người bị nạn trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội.

Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn! Tuy nhiên, việc "yêu cầu lực lượng công an khi làm nhiệm vụ không truy đuổi gắt gao những người mắc lỗi vi phạm khi tham gia giao thông như trường hợp không đội mũ bảo hiểm" cũng vẫn là xuất phát từ mục đích nhân văn này, chứ không hề mâu thuẫn.

bạn đọc Van Tien

Lời cảnh báo

Tôi thấy một số người cứ nói là cảnh sát không nên truy đuổi. Qua những sự việc như thế này tôi nghĩ đó là lời cảnh báo cho các bác tài hay vi phạm hơn là chĩa vào lực lượng cảnh sát. Họ làm nhiệm vụ, truy đuổi là một biện pháp, chẳng có gì phải nhiều ý kiến về việc làm này. Không truy đuổi thì họ đi xe bất chấp luật lệ cũng sẽ gặp nạn, có khi còn gây họa cho người đi đường.

bạn đọc Kim

Luật là luật

Trước hết tôi cảm thông với gia đình của gia đình bạn trẻ. Nhưng trước tiên tất cả mọi người phải nghiêm khắc với bản thân mình và con cái. Tôi thấy luật pháp mình đôi khi chưa nghiêm, đôi khi bị xem nhẹ vì yếu tố duy tình của người Phương Đông mà có ý kiến chưa khách quan. Cụ thể về vấn đề không đội mũ bảo hiểm như lập luận của một số ý kiến cho đó chỉ là lỗi vi phạm hành chính không cần phải đuổi theo thì thử hỏi ai vi phạm cứ chạy là xong à???

bạn đọc Buihoangnam

Lỗi do ai?

Sự việc này thật là đáng tiếc cho gia đình nạn nhân và cơ quan chức năng... Nếu như 2 cô gái vi phạm luật an toàn giao thông này chịu chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì chắc đã không dẫn đến sự việc này. Không thể nói CSGT có những hành động truy đuổi, ngăn chặn người vi phạm giao thông là không phù hợp được. Thiết nghĩ, người dân cần có cách nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình và ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông; cơ quan báo chí cần đưa tin khách quan hơn để tránh gây hiểu nhầm cho người đọc.

bạn đọc Nguyễn Việt

Sao lại trách CSGT?

Ở các nước phát triển, việc người thực thi công vụ ra mệnh lệnh thì buộc mọi người phải chấp hành (vì họ thay mặt nhà nước chứ không phải cá nhân họ) và người thực thi công vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mệnh lệnh đó. Nếu ai không chấp hành thì bị cưỡng chế ngay.

Việc CSGT Việt Nam ra mệnh lệnh mà người vi phạm bỏ chạy thì sao lại trách CSGT được. nếu CSGT không đuổi thì pháp luật không được thực thi (không thể hiện tính tối cao của pháp luật). Việc anh bỏ chạy đó là quyền của anh, còn việc CSGT đuổi là trách nhiệm của CSGT để thực thi pháp luật. Trong trường hợp này, CSGT đâu có bắt anh phải chạy, nên việc anh chạy mà chết là do anh. Không thể nói là đuổi sẽ nguy hiểm đến tính mạng người khác. Việc anh bỏ chạy là do anh lựa chọn. vì vậy theo tôi phải đuổi để xử lý, thể hiện nghiêm minh của pháp luật. Còn việc anh bỏ chạy mà hậu quả thế nào thì do anh lựa chọn và phải gánh chịu.

bạn đọc Nguyễn Thanh Tuấn

Làm sao cho đúng ?

Nếu chúng ta chấp hành luật, không chống người thi hành công vụ thì có việc thương tâm xảy ra không, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Thấy sai không bắt, người dân cũng nói, mà bắt thì người dân cũng la (sống sao cho vừa lòng người bây giờ).

bạn đọc Linh

Vi phạm đừng đổ lỗi cho người khác

Khi CSGT truy đuổi, họ làm sao biết được người này nghèo khó, người kia làm công nhân? Họ chỉ biết có 2 cô tóc xanh mỏ đỏ không tuân thủ pháp luật lại còn cố trốn chạy khi bị truy đuổi, nếu các bạn là CSGT, các bạn có đuổi không? Người dân ra đường không tuân thủ pháp luật thì có làm sao chỉ nên tự trách mình, đừng đổ lỗi cho người khác.

bạn đọc LV Hùng

Coi mạng người quá rẻ!

SCGT thừa biết rượt đuổi người không đội mũ bảo hiểm trên đường là cực kỳ nguy hiểm nhưng họ vẫn rượt! Nhân đây tôi muốn nói với các bạn lỡ vi phạm luật giao thông thì không nên bỏ chạy như vậy! Thà bị phạt còn hơn mất mạng.

bạn đọc Hungvan

Vô cảm

Tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh những gã tóc xanh, tóc đỏ đánh võng ngay trước mặt cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ mà những người này đứng im và coi như không nhìn thấy. Nhưng đồng thời cũng đã chứng kiến những cảnh năm bảy cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát cơ động truy đuổi theo những cô gái không đội mũ và ép họ vào vệ đường!?

bạn đọc Lê Quang trung

Hãy tự trách mình trước

Thương thật đấy, nhưng đừng trách ai, trước hết hãy trách bản thân mình. CSGT chẳng có lỗi gì trong trường hợp này cả. Nếu không vi phạm pháp luật thì chẳng ai đuổi bắt làm gì. Họ đang làm nhiệm vụ của ngành theo đúng chức trách. Chúng ta cứ bênh vực cho kẻ vi phạm pháp luật thì xã hội này sẽ loạn đấy.

bạn đọc Thành Danh

Mới đây nhất CSGT Thanh Hóa đã nổ súng bắn người tham gia giao thông là Anh Lê Văn Ngọc
Mới đây nhất CSGT Thanh Hóa đã nổ súng bắn người tham gia giao thông là Anh Lê Văn Ngọc.

> Cảm thông CSGT nổ súng, 'ném đá' nạn nhân
> Người ngông cuồng chống CSGT và bị bắn sắp là thạc sĩ

Làm người cần có chữ Tâm

Đừng dồn con người ta vào đường cùng,trong khi đây là 2 cô gái yếu đuối so với 4 người đàn ông khoẻ mạnh được ăn được học được làm. Tôi thấy nghi ngờ về trình độ nhận thức của mấy anh cảnh sát khi thi hành nhiệm vụ. Mục đích cuối cùng của các đồng chí là gì? Là đảm bảo an toàn giao thông cho người dân khi ra đường hay gây thêm những nỗi đau cho họ?

bạn đọc lương tiến thành

CSGT có nên truy đuổi 'xe điên'?

Theo Đội trưởng đội CSGT số 4 (CATP Hà Nội), lực lượng chức năng không nên truy đuổi xe điên để tránh gây nguy hiểm cho người đi đường và chính bản thân mình.

Chiều 18/7, Đội Điều tra tổng hợp thuộc Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam đối với Đỗ Văn Khuê (24 tuổi, quê ở Hà Nam) để điều tra về hành vi chống đối người thi hành công vụ.

Theo điều tra ban đầu, khoảng 9h50 ngày 8/7, Khuê điều khiển ô tô 4 chỗ mang BKS 30X-3096, di chuyển theo hướng Đại Cồ Việt về hầm Kim Liên, Hà Nội.

Khi đến đoạn tiếp giáp hầm đường bộ Kim Liên, Khuê bất ngờ chuyển hướng sang làn đường khác, không đèn xi nhan, gây nguy hiểm cho người qua đường.

Thấy vậy, tổ công tác của thiếu úy Nguyễn Mạnh Trung, thuộc đội CSGT số 4, ra hiệu lệnh dừng xe, nhưng Khuê không chấp hành, mà tăng ga bỏ chạy. Lực lượng CSGT liền triển khai đội hình đuổi theo.

Chiếc ô tô đang đi trên đường Lê Duẩn bất ngờ quay lại về đường Xã Đàn, đến khu vực đường Đào Duy Anh thì bị CSGT vượt lên và chặn đầu xe. Tuy nhiên, tài xế vẫn ngoan cố, tăng ga đâm đổ xe CSGT. Khi lùi xe, tài xế va chạm với người đi đường, người này bức xúc cùng CSGT truy đuổi và quay lại hình ảnh cuộc rượt đuổi.

Khi đến đường Giải Phóng đoạn gần ga Giáp Bát, chiếc xe đã bị cảnh sát chặn đầu và đưa về trụ sở công an phường Giáp Bát giải quyết.

Theo Trung tá Nguyễn Trung Thành - Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông số 4 thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt-Công an TP.Hà Nội, đối với những trường hợp vi phạm trật tự giao thông cố tình bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh, lực lượng chức năng không nên truy đuổi để tránh gây nguy hiểm cho người đi đường và chính bản thân mình.

Theo trung tá Thành, tài xế bị truy đuổi chắc chắn sẽ phóng nhanh nên nguy cơ đâm vào người đi đường, gây tai nạn là rất cao. Cách giải quyết những trường hợp này tốt nhất là ghi lại biển số xe rồi sau đó mời người điều khiển xe vi phạm đến làm việc, chỉ rõ vi phạm và phạt nguội.

Tuấn Nguyễn
 

Thanh Hà tổng hợp

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG