Luật sư Lê Viết Phương - VPLS Hồng Khang trả lời:
Theo các qui định của pháp luật về cư trú hiện hành,về điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, người có nhu cầu phải được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
Về hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu;
Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết hồ sơ đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương là công an cấp quận.
Mọi thắc mắc xin gửi về Tienphongtraloi@gmail.com hoặc Ban Bạn đọc, Báo Tiền Phong
- 15, Hồ Xuân Hương, Hà Nội.