Vụ 'Trăng nghẹn': Ban tổ chức cũng cãi nhau

Vụ 'Trăng nghẹn': Ban tổ chức cũng cãi nhau
TP - Báo Tiền Phong nêu thông tin trong báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức cuộc thi: “Cuối buổi chiều cùng ngày (3- 3- 2010), Ban Tổ chức họp và 4/4 thành viên nhất trí không trao giải nhất cho bài thơ Trăng nghẹn”. Một số thành viên Ban Tổ chức cho rằng, đây là thông tin không chuẩn. Vậy sự thật thế nào?

>> Vụ "Trăng nghẹn" "nghẹn" giải vì chưa đúng thể lệ?

Vụ 'Trăng nghẹn': Ban tổ chức cũng cãi nhau ảnh 1
Ông Lê Xuân Bột. Ảnh: Sáu Nghệ

Ông Lê Xuân Bột, Thư ký Ban Tổ chức cuộc thi, gửi thư tới Tiền Phong trình bày là ông không dự cuộc họp ngày 3-3-2010. Nguyên văn thư của ông Bột:

“Xin giải trình, cuộc họp Ban Thường vụ mở rộng có 9 người. Tôi và nhà văn Khai Phong cương quyết bảo vệ giải nhất nhưng không được, kết quả có 7/9 người đề nghị hủy giải nhất. Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc làm thư ký (tôi là thư ký cuộc thi nhưng đã bị vô hiệu hóa). Sau buổi họp, tôi bực mình và về ngay, không biết mấy ông bà còn lại họp gì nữa không.

Cái gọi là “họp Ban Tổ chức 4 người cuối buổi” tôi không được dự. Không hiểu ông Phan Huy nghĩ sao mà lại kéo theo cái việc họp này để ngụy biện cho việc ông không trao giải nhất cho bài Trăng nghẹn là do cả Ban Tổ chức quyết định?”.

PV Tiền Phong điện thoại cho ông Phan Huy, nêu nội dung bức thư của ông Bột và đề nghị cho ý kiến. Ông Phan Huy khẳng định có cuộc họp ấy của Ban Tổ chức, hiện ông còn giữ biên bản. “Ông Bột là con người không đàng hoàng”, ông Phan Huy nói “lúc cần thiết tôi sẽ cho biên bản”.

Vụ 'Trăng nghẹn': Ban tổ chức cũng cãi nhau ảnh 2
Ông Nguyễn Khai Phong

“Chưa được thấy biên bản cuộc họp”’

Nhà văn Nguyễn Khai Phong, Phó trưởng ban Tổ chức cuộc thi, cũng nói, trước sau ông vẫn ủng hộ việc trao giải nhất cho bài thơ Trăng nghẹn. “Tại sao trong cuộc họp cuối ngày 3-3, ông lại có ý kiến không trao giải nhất cho bài Trăng nghẹn và cuộc họp ấy có ông Lê Xuân Bột dự hay không?”, PV Tiền Phong hỏi. Ông Phong trả lời: “Đó là cuộc họp chiếu lệ nên tôi không nhớ rõ ông Bột có dự hay không”.

Ông Phong kể, cuộc họp Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT TP Cần Thơ và Ban Tổ chức cuộc thi vào chiều ngày 3-3, còn được giới thiệu thêm thành phần của Chi ủy chi bộ. Tại cuộc họp, ông Phong và ông Bột đề nghị giữ nguyên kết quả của Ban Giám khảo.

Xong cuộc họp này, khi mọi người lục tục ra về, ông Phan Huy yêu cầu Ban Tổ chức ngồi lại trao đổi thêm, chỉ mấy phút và nói mấy câu. Ý kiến của ông Phong, ông vẫn giữ quan điểm là tôn trọng kết quả của Ban Giám khảo, còn bảo phải chấp hành ý kiến đa số của Ban Thường vụ và Chi ủy thì ông không có ý kiến gì nữa.

“Cuộc họp của Ban Tổ chức như ông nói là chiếu lệ ấy, có lập biên bản không và ông đã thấy biên bản ấy hay chưa?”. Ông Phong trả lời, lập biên bản hay không thì không biết, còn bản thân chưa được thấy biên bản ấy.

“Thực tế, Ban Tổ chức cuộc thi đã đi đến quyết định cuộc thi không có giải nhất như thế nào?”. Ông Phong cho biết: “Chúng tôi đã có chương trình trao giải cuộc thi theo kết quả của Ban Giám khảo tại Ngày thơ Việt Nam -Rằm Tháng Giêng. Trước ngày ấy, tôi và ông Phan Huy được Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ mời họp vào một buổi chiều. Đại diện Ban Tuyên giáo nói rằng, không kết luận gì về nội dung bài thơ được chấm giải nhất, chỉ đề nghị không trao giải cuộc thi thơ chung với Ngày thơ Việt Nam - Rằm tháng giêng, mà chia làm hai buổi khác nhau.

Ý kiến của tôi là nên trao giải vào đêm Rằm tháng giêng cho trang trọng vì cuộc thi của cả ĐBSCL, có thể đừng đọc bài thơ giải nhất trong đêm ấy. Sau đó, tôi còn gặp cán bộ Ban Tuyên giáo nữa, đề nghị tôn trọng kết quả của Ban Giám khảo, nói thẳng là bài thơ giải nhất có cái tâm xây dựng, có giá trị nhân văn. Ông Phan Huy cũng khẳng định với tôi, là ủng hộ bài thơ giải nhất. Kéo dài hơn tháng, đến buổi sáng trao giải, tôi mới được thông báo là không có giải nhất”.

“Cuộc họp ở Ban Tuyên giáo Thành ủy do ai chủ trì?”. Ông Phong trả lời: “Do Phó ban Nguyễn Thành Kiên và cán bộ phụ trách Phòng Văn hóa - Văn nghệ Trần Anh Thắng”. “Theo ông, cuộc thi này nếu quyết định không có giải nhất, nên tiến hành như thế nào?”. Ông Phong: “Nên xin ý kiến của các hội VH - NT trong vùng ĐBSCL, vì cuộc thi của cả vùng”. 

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu

TPO - Hàng ngàn du khách đổ về phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để trẩy hội truyền thống làng Đăm. Lễ hội làng Đăm có truyền thống hơn 600 năm kéo dài trong 3 ngày 9-11/ 3 âm lịch. Lễ hội làng Đăm năm 2025 được tổ chức vào ngày 6-8/4.
Biển người về Đền Hùng

Biển người về Đền Hùng

TPO - Ngày 6/4 (tức ngày 9/3 ÂL), dù buổi sáng trời mưa giông, sương mù dày đặc nhưng dòng người từ các tỉnh thành đã hành hương về Đền Hùng, TP. Việt Trì, tỉnh Phú thọ để dâng hương các Vua Hùng. Ban quản lý di tích lịch Đền Hùng ước tính, lượng khách hành hương có thể lên đến hàng triệu.
NSND Bành Bắc Hải qua đời

NSND Bành Bắc Hải qua đời

TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Vườn bonsai ngược của dị nhân xứ Quảng

Vườn bonsai ngược của dị nhân xứ Quảng

TPO - Những gốc bonsai lộn ngược, gốc ở trên trời, ngọn ở dưới đất đầy sáng tạo, đẹp, độc, lạ của ông Lê Thạnh 63 tuổi khiến ai đến cũng phải trầm trồ. Việc sở hữu 100 chậu bonsai ngược này của ông cũng đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.
Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

Tiết lộ hậu trường phim 'Cánh đồng hoang' với kinh phí sản xuất chỉ 300.000 đồng

TPO - Phim "Cánh đồng hoang" phát hành năm 1979, lấy bối cảnh Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống đơn sơ của gia đình du kích Nam Bộ là Ba Đô (NSND Lâm Tới) và Sáu Xoa - vợ của Ba Đô (Thuý An) cùng con trai nhỏ. Họ đóng vai trò giữ liên lạc cho quân giải phóng. Tối 5/4, các khách mời trong chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" chia sẻ chuyện hậu trường bộ phim. 
Hồ Hoài Anh trên ghế nóng The Voice 2019

Hồ Hoài Anh vượt qua trầy xước

TP - MV mới nhất của Hồ Hoài Anh mang tên Trầy xước, phát hành vào dịp sinh nhật lần thứ 45 của anh, với những câu như tự an ủi, động viên mình: “Mỉm cười gạt nước mắt đi mà sống/Sông còn chia mấy dòng… Muộn phiền đâu bám theo ta được mãi/Đâu thể đau đớn hoài/Bình minh rồi sẽ trở lại/Nhân sinh vô thường…”. Hồ Hoài Anh tự hát Trầy xước, tự đóng nhân vật trong MV, MV chỉ sử dụng hai màu đen, trắng. Điều đặc biệt, tác giả Trầy xước không khoá bình luận, sẵn sàng đón nhận cả chỉ trích lẫn ủng hộ.