Phỏng vấn cụ Rùa

Phỏng vấn cụ Rùa
TP - Thưa cụ, tết nhất vừa qua, quy thể của cụ có được trường cửu an khang?

> Hồ Gươm có 2 cụ rùa?

-An với chả khang! Trước tết người ta cứ nhăm nhăm gia tăng sinh vật ngoại lai với rác xuống hồ, cộng với rét đậm rét hại. Ra tết tưởng đỡ hơn, không ngờ lại bồi thêm đợt rét mới. Muốn ngoi lên hưởng tí nắng xuân sao mà khó. An khang thế nào nổi?

-Nghe nói, quy thể cụ đang bị nấm độc tấn công đến lở loét, sự thật có đến mức nghiêm trọng như báo chí nêu?

-Biết rồi còn hỏi. Khen cho bọn săn ảnh, chỉ một chút mai của ta nổi trên mặt nước đã có đến mấy chục tấm ảnh ghi lại. Tài!

-Thưa cụ, cho kẻ hậu sinh được hỏi một câu hơi đời tư một chút, đám người trần mắt thịt cứ tranh cãi mãi về giới tính của cụ.

-Hỗn xược! Hết chuyện bàn rồi à? Mấy trăm năm tuổi như ta giờ đưa ra mổ xẻ giới tính phỏng có ích gì?

-Ấy chết, xin cụ chớ hiểu nhầm, mọi người cũng vì điều tốt cho cụ thôi. Họ sợ cụ cô đơn nên định tìm bạn cho cụ có nơi hàn huyên tuổi già. Thế nên muốn biết giới tính để tìm nửa hao khuyết.

-Thế không phải các ngươi đã loan tin Hồ Gươm có hai cụ Rùa rồi sao?

-Thế thực hư chuyện đó thế nào thưa cụ?

-Thiên cơ bất khả lậu! Các ngươi có đủ công nghệ hiện đại lắm cơ mà? Một cụ hay hai cụ Rùa mà mấy trăm năm qua không biết được thì làm sao bàn chuyện gỡ hết nấm độc trên mai, trên cổ ta được. Thôi cứ hội thảo khoa học về ta tiếp đi. Ta mệt lắm rồi!...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.