Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt gạo Việt Nam

Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt gạo Việt Nam
Festival Lúa gạo Việt Nam lần II sẽ diễn ra tại thành phố Sóc Trăng từ ngày từ 8 đến 11-11-2011, với chủ đề “Lúa gạo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.

Festival Lúa gạo Việt Nam lần II sẽ diễn ra tại thành phố Sóc Trăng từ ngày từ 8 đến 11-11-2011, với chủ đề “Lúa gạo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.

Tiếp nối thành công ở lần trước, sự kiện này sẽ tạo thêm dấu ấn đặc biệt cho vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.

Demo thiết kế sân khấu khai mạc
Demo thiết kế sân khấu khai mạc.

Nâng cao thương hiệu gạo Việt

Theo Ban tổ chức, Festiaval Lúa gạo Việt Nam này có ý nghĩa giới thiệu, tôn vinh những thành tựu vật thể và phi vật thể của nền văn minh lúa nước Đồng bằng sông Cửu Long; tiếp thị trực tiếp cũng như gián tiếp hàng hóa nông sản Việt Nam với thị trường quốc tế, đặc biệt là lúa gạo. Qua đó, hỗ trợ người sản xuất và các đối tượng tham gia chuỗi ngành hàng lúa gạo gia tăng giá trị chuỗi, cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng năng suất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn, cải tiến hệ thống phân phối lúa gạo, xúc tiến thương mại…

Ông Quách Văn Nam - Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, Sóc Trăng là một trong chín tỉnh ở khu vực Tây Nam bộ có sản lượng trên 1 triệu tấn lúa/năm. Năm 2010, Sóc Trăng đạt gần 2 triệu tấn lương thực. Festival lúa gạo Việt Nam lần II được tổ chức như cách để nâng tầm thương hiệu lúa gạo của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung ra thị trường thế giới; đồng thời là dịp để nhà nông tỉnh nhà học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu lúa, gạo. “Điều đáng phấn khởi, năm nay tình hình tiêu thụ lúa thuận lợi, giá lúa nhìn chung cao hơn các năm. Niềm vui trúng mùa, trúng giá mà người nông dân trồng lúa mong đợi lâu nay đã trở thành hiện thực. Cứ đà này, chắc người trồng lúa sẽ làm giàu từ cây lúa” – ông Nam chia sẻ.

Festival Lúa gạo Việt Nam năm nay được kỳ vọng là sẽ chuyên nghiệp hơn do rút kinh nghiệm từ hoạt động lần trước. Các hoạt động bao gồm sân khấu lễ hội, triển lãm, hội nghị khoa học nhằm giới thiệu với du khách trong và ngoài nước các tư liệu lịch sử của nền văn minh lúa nước, nông ngư cụ, vật dụng sinh hoạt trong sản xuất. Một loạt các hoạt động lồng ghép giao lưu văn hóa, xúc tiến thương mại và đầu tư, tiếp thị truyền thống hàng hóa nông sản của tỉnh Sóc Trăng và Việt Nam được tổ chức trong lễ hộis.

Demo thiết kế sân khấu bế mạc
Demo thiết kế sân khấu bế mạc.

Lồng ghép văn hóa đa bản sắc

Theo đạo diễn Lê Quý Dương, người được chọn làm tổng đạo diễn cho chương trình, Trong bối cảnh an ninh lương thực thế giới đang là một vấn đề nóng bỏng, Festival Lúa gạo Việt Nam lần II sẽ là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa. Mặc dù kinh phí cho chương trình khai mạc và bế mạc hết sức hạn chế, nhưng nhóm thực hiện chương trình sẽ làm tất cả những gì có thể để dàn dựng chương trình một cách sáng tạo và ấn tượng nhằm Vinh danh hạt ngọc Việt – hạt gạo Việt Nam.

Tỉnh Sóc Trăng có một nền văn hóa đặc thù với nếp sinh hoạt chan hòa đa bản sắc giữa các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Sóc Trăng là do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra. Srok là “xứ”, “cõi”, Kh’leang là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Và Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc – Kha – Lang” rồi sau đó đổi thành Sóc Trăng (nguồn Wikipedia). Tên gọi ấy cho thấy sự sung túc, bình yên, hạnh phúc của mảnh đất nơi đây.

Từ nguồn cảm hứng đó, đạo diễn Dương đã lồng ghép các văn hóa đặc trưng của xứ sở này trong kịch bản chương trình Lễ hội. Nổi bật nhất là chương trình khai mạc và bế mạc, với chủ đề “Vinh danh hạt ngọc Việt – môi trường xanh cho cánh đồng vàng.Chương trình bế mạc diễn ra đêm ngày 11-11 có chủ đề “Lúa gạo Việt Nam từ cánh đồng quê hương đến thị trường quốc tế”.

Box: Các chương trình dự kiến đáng chú ý trong lễ hội: Tôn vinh “Nông dân sáng tạo”, Bình chọn và trao tặng Cúp vàng “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ngành hàng lúa gạo Việt Nam”, Hội thảo quốc tế “Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam: Ai bán? Ai mua?”, Hội thi nhiếp ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Cây lúa Việt Nam với biến đổi khí hậu toàn cầu”, Lễ hội Đua Ghe Ngo…

Nguyên Nguyên

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG