“Một cây không thể đậu quá nhiều chim”

Trong khi các trường học ở trung tâm Đà Nẵng quá tải, thì nhiều lớp học như thế này ở vùng ven lại thưa thớt học sinh. Rõ ràng cần sự phân bố lại dân cư. Ảnh: Nam Cường
Trong khi các trường học ở trung tâm Đà Nẵng quá tải, thì nhiều lớp học như thế này ở vùng ven lại thưa thớt học sinh. Rõ ràng cần sự phân bố lại dân cư. Ảnh: Nam Cường
TP - Giữa Luật Cư trú và việc phân bố hài hòa dân cư, phải có một giải pháp hữu hiệu. Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng chính là giải pháp.

> Siết nhập cư, Đà Nẵng khẳng định: Không trái luật
> Đà Nẵng bắt đầu siết nhập cư tại 2 quận trung tâm

Trong khi các trường học ở trung tâm Đà Nẵng quá tải, thì nhiều lớp học như thế này ở vùng ven lại thưa thớt học sinh. Rõ ràng cần sự phân bố lại dân cư. Ảnh: Nam Cường
Trong khi các trường học ở trung tâm Đà Nẵng quá tải, thì nhiều lớp học như thế này ở vùng ven lại thưa thớt học sinh. Rõ ràng cần sự phân bố lại dân cư. Ảnh: Nam Cường.

“Chưa ai làm nhưng Đà Nẵng dám làm, dù có bị tạm dừng thì chắc chắn cũng phải nghĩ ra một giải pháp khác” – ông Nguyễn Bá Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng khẳng định.

Đà Nẵng chỉ thực hiện quyền phân bổ dân cư

Sau khi có văn bản kết luận chính thức của Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) gửi Bộ Tư pháp về Nghị quyết 23 của Đà Nẵng có một số điểm trái luật, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan vào cuộc thẩm tra, báo cáo kết quả để Thủ tướng có ý kiến chính thức. “Việc của Đà Nẵng bây giờ là tuân thủ Luật Cư trú, đợi kết luận của Thủ tướng rồi mới tính tiếp” - ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, Đà Nẵng đang hướng tới một thành phố đáng sống. Đó trước mắt phải là không quá tải dân số. Từ đó, sẽ dẫn tới quá tải ô nhiễm, quá tải giao thông, mật độ dân cư, bệnh viện, trường học…, bài học nhãn tiền không chỉ từ Hà Nội và TP HCM mà còn ở rất nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nếu trong tương lai nói Đà Nẵng là nơi đáng sống, nhưng ra đường là kẹt xe, tai nạn giao thông, cư dân nghèo đói, đô thị mất an ninh, dân không được chăm sóc y tế thỏa đáng, trường học chật chội thì đáng sống ở đâu?

"Về giá trị pháp lý, Luật Cư trú và Luật Tổ chức HĐND và UBND ngang nhau. Vậy Đà Nẵng đang dùng quyền của HĐND để phân bổ dân cư, nhưng như vậy lại đối chọi với Luật Cư trú. Xét về Luật Cư trú, rõ ràng Đà Nẵng sai, nhưng xét về Luật Tổ chức HĐND lại đúng”. - LS Đỗ Pháp – Trưởng VP Luật Đỗ Pháp (Đà Nẵng).

 

Đà Nẵng không cấm nhập cư mà chỉ là hạn chế nhập cư để phân bổ dân cư cho đồng đều. Báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng cho hay, dù là thành phố chưa đông dân cư, nhưng 2 quận trung tâm là Hải Châu và Thanh Khê lại là nơi có mật độ dân số dày thuộc hàng nhất nước.

Trong khi ở vùng ven như Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà hay Hòa Vang thưa thớt. Vì thế, phải hạn chế ngay ở 2 quận trung tâm, phân bổ cho đồng đều. “Đất lành chim đậu, nhưng một cây không thể đậu quá nhiều chim, sẽ gãy cành. Phải làm sao để chim đậu dàn trải tất cả các cây trong vườn. Cái này mới khó”.

Lãnh đạo Sở Tư pháp kể rằng có những lần xâm nhập thực tế, tại một phòng trọ khoảng 20m2 có tới 20 chị bán vé số ngoại tỉnh ở. Nhiều ngày, có những chị không bán được vé nào, tối về chia nhau ổ bánh mỳ ăn tạm. Rồi khi đau ốm cũng không dám đi khám vì tiền làm được gửi về quê.

“Sống như thế mà gọi là sống ư? Ở thành phố cái gì cũng cần tiền, trong khi các chị không có tiền, vô hình trung là gánh nặng của chính mình, gánh nặng cho địa phương các chị đến cư trú. Nếu các chị ở quê, có bà con hàng xóm hỏi han, có mớ rau quả trứng. Nói như thế không có nghĩa kỳ thị gì, thực tế các chị đó vẫn được tạm trú, nhưng nhập khẩu thì không” - ông Sơn phân tích.

Ông Nguyễn Bá Sơn
Ông Nguyễn Bá Sơn .
 

Đã đến lúc phải điều chỉnh hệ thống luật?

Đà Nẵng hiện đã tạm dừng siết nhập cư chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ, nhưng theo ông Nguyễn Bá Sơn, chắc chắn Thủ tướng sẽ thấu hiểu và có những kết luận đúng đắn.

Theo LS Đỗ Pháp – Trưởng VP Luật Đỗ Pháp (Đà Nẵng), đã đến lúc phải điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống luật pháp bởi đã quá bất cập và hiện nay việc vận dụng quá tùy tiện.

“Về giá trị pháp lý, Luật Cư trú và Luật Tổ chức HĐND và UBND ngang nhau. Vậy Đà Nẵng đang dùng quyền của HĐND để phân bổ dân cư, nhưng như vậy lại đối chọi với Luật Cư trú. Xét về Luật Cư trú, rõ ràng Đà Nẵng sai, nhưng xét về Luật Tổ chức HĐND lại đúng. Vì thế, ở đây không nên xét là trái hay không trái mà là sự vận dụng đó có phù hợp không? Quan trọng nhất, đã có văn bản dưới luật nào phủ quyết chuyện này? Theo tôi thì chưa”.

“Đất lành chim đậu, nhưng một cây không thể đậu quá nhiều chim, sẽ gãy cành. Phải làm sao để chim đậu dàn trải tất cả các cây trong vườn. Cái này mới khó” - Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn.

 

Đà Nẵng đang tạo ra bước đột phá để T.Ư có dịp điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý rành mạch hơn. Thậm chí phải điều chỉnh cả hệ thống pháp luật Việt Nam cho phù hợp với thực tiễn. Đổi mới phải triệt để và toàn diện.

Theo ông Nguyễn Bá Sơn, Đà Nẵng đã từng là một trong những thành phố tiên phong đề xuất nhiều mô hình hay, được T.Ư đánh giá cao. “Như việc hợp nhất chức danh Bí thư HĐND và Chủ tịch UBND một số quận, phường. Điều này giúp các Nghị quyết của Đảng nhanh chóng đến với thực tiễn hơn, cơ chế kiểm tra giám sát cũng chặt chẽ, kỹ càng hơn.

Rồi mô hình chính quyền đô thị, Đà Nẵng đã có ý tưởng từ năm 2008, hiện đang chờ ý kiến Trung ương. Phàm cái gì đổi mới cũng phải có xung đột. Ngay như văn bản luật cũng phải có xung đột, quan trọng là phù hợp với thực tiễn” – ông Sơn khẳng định.

“Đà Nẵng hướng tới thành phố đáng sống, hạn chế cư dân khoảng 2 – 2,5 triệu dân. Thực hiện tốt mục tiêu “3 có”, trong đó có nhà ở và việc làm cần phải quyết liệt hơn nữa. Đó chính là tiền đề của chính quyền đô thị” - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
Ưu tiên đầu tư bảo tồn biển để giữ gìn cho mai sau
TPO - Hệ thống các khu bảo tồn biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, cung cấp nguồn lợi hải sản, cung cấp các dịch vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển và là “cơ sở hạ tầng” tự nhiên chống đỡ thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng là yếu tố quan trọng gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.