> Tắc nghiêm trọng ngày đưa ông Táo
> Từ 1-1-2012: Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm
Tuy không thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng từ 1-2, CSGT cũng sẽ đi làm từ 6h sáng. Ảnh: Trọng Đảng. |
Thông báo tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, GĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo phương án vừa được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo ký, Hà Nội sẽ thực hiện việc đổi giờ làm, giờ học từ đầu tháng 2 tới.
Theo đó, 10 quận nội thành và 2 huyện là Từ Liêm, Thanh Trì sẽ điều chỉnh giờ học, làm việc theo 3 nhóm. Cụ thể: Nhóm 1, gồm Sinh viên, học viên các trường ĐH-CĐ -Trung học - Dạy nghề và học sinh THPT. Buổi sáng, sinh viên, học viên vào học từ trước 7h và kết thúc sau 7h tối.
Nhóm 2: Gồm học sinh các trường Mầm non, THCS, sáng vào học từ 8h, chiều kết thúc vào 5h, riêng các trường bố trí giáo viên nhận cháu từ 7h30 sáng và trả đến 5h30; với cán bộ, viên chức (cả Trung ương và Hà Nội) sáng bắt đầu làm việc từ 8h và kết thúc vào 5h chiều.
Nhóm 3: gồm Trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9h và kết thúc vào 7h tối. Với các nhóm đối tượng khác thời gian làm việc vẫn giữ nguyên. "Đây là phương án được UBND thành phố đưa ra sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận cho Hà Nội triển khai từ ngày 1-2 tới", ông Hùng nhấn mạnh.
Điều chỉnh giờ chạy xe buýt, giờ làm việc của CSGT
Để cho phù hợp và phục vụ tốt việc đổi giờ của thành phố, ông Hùng cho biết, từ 1-2 Sở GTVT cũng xây dựng kế hoạch đổi giờ hoạt động của nhiều tuyến buýt hoạt động tại 10 quận nội thành và 2 huyện. Cụ thể, nếu hiện nay giờ cao điểm của xe buýt sáng từ 6h30 đến 8h30, chiều từ 4h30 đến 6h30, từ 1-2 sẽ điều chỉnh sáng từ 6h đến 9h, chiều từ 4h30 đến 7h30.
Cùng với đó, Sở GTVT cũng điều chỉnh giãn cách chạy xe giờ cao điểm từ 10 phút/lượt hiện nay xuống 7 phút lượt với các tuyến buýt chạy qua nhiều trường ĐH-CĐ. Riêng các tuyến buýt nhanh như 02, 06, 08, 16, 27, 28, 32, 39, 54, 56, 58 được điều chỉnh lại giờ chạy và tăng thêm chuyến, lượt; với 6 tuyến chạy nhiều trường ĐH-CĐ như 02, 16, 27, 28, 32, 39 sẽ được tổ chức thêm 37 lượt/ ngày.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tuy có nhiều điều chỉnh nhưng việc đổi giờ trên nhìn chung vẫn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Khi 1,5 triệu học sinh trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp, kéo theo 1,5 triệu gia đình các em cũng bị ảnh hưởng theo.
"Nếu giờ cao điểm bắt đầu từ 6h sáng nhưng 6h30 CSGT mới ra đường như hiện nay là không phù hợp" - Ông Nguyễn Đình Mạnh. |
Theo ông Thống, có lẽ học sinh là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, ông Thống cũng lưu ý, việc đổi giờ của nhóm học sinh chỉ là tương đối và cần thực hiện đồng bộ với nhiều nhóm giải pháp khác. "Vì ngay cả khi học sinh đã về nghỉ Tết hết nhưng những ngày qua, tình hình giao thông Thủ đô vẫn ùn tắc như thường", ông Thống dẫn chứng.
Quan tâm đến hoạt động của các tuyến buýt, ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách Khoa cho rằng, không chỉ sinh viên mà hiện giáo viên các trường ĐH-CĐ cũng thường đi xe buýt. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm xe buýt thường quá tải và bỏ bến, khiến nhiều người không bắt được xe. Đơn cử như tuyến buýt 21 đi qua rất nhiều trường ĐH nhưng trong phương án điều chỉnh trên, không thấy Sở GTVT đề cập đến tuyến buýt này.
Ông Nguyễn Đình Mạnh, đại diện Bộ GD&ĐT lưu ý thêm, cùng với việc điều chỉnh hoạt động của xe buýt, giờ làm việc của CSGT cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Nếu giờ cao điểm bắt đầu từ 6h sáng nhưng 6h30 CSGT mới ra đường như hiện nay là không phù hợp.
Cùng với việc ghi nhận ý kiến trên, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, phương án Thủ tướng đã chấp thuận nhiệm vụ của các sở ngành thành phố bây giờ chỉ thực hiện. Vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào, và các ý kiến trong cuộc họp này sẽ giúp Sở GTVT có những điều chỉnh cho hợp lý.
Riêng việc điều chỉnh tuyến buýt và giờ làm việc của CSGT, ông Hùng cho biết, Sở sẽ thực hiện ngay phương án điều chỉnh hoạt động của xe buýt từ ngày 1-2, còn CSGT tuy không thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng phương án đi làm từ 6h cũng đã được CSGT quán triệt khi thành phố thực hiện đổi giờ.