> Để không đổ máu khi thu hồi đất
> Cơn bĩ cực của vợ con chủ đầm
Loại đất này không quy định giao bao nhiêu năm mà do địa phương quyết định, có sự thoả thuận với người được giao đất. Ông Thoại cũng cho biết, địa phương không đồng tình với một số bài báo viết chưa đúng. Tuy nhiên, khi được hỏi đó là những bài báo nào thì ông Thoại không trả lời trực tiếp, cụ thể.
Nhà báo Nguyễn Lương Phán, Phó Tổng Biên tập Dân Trí chia sẻ trách nhiệm với Hải Phòng trong mấy chục năm khai hoang lấn biển, trực tiếp bản thân ông với các thế hệ lãnh đạo thành phố trước đây. “Cho nên, báo chí rất quan tâm. Là báo chí, chúng tôi ủng hộ chính quyền, phê phán Vươn. Nhưng đừng để chúng tôi có cảm giác mình bị coi thường, như là báo chí chúng tôi không biết gì cả” - Ông Phán phát biểu.
Với câu hỏi ai đã ra lệnh cho quân đội cưỡng chế, ông Thoại trả lời các cuộc cưỡng chế vẫn thường có 4 thành phần quân dân chính đảng tham gia. Trong vụ này, công an và quân đội vào sau, để xem xét tình huống cụ thể, theo chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ.
Trả lời câu hỏi ai ra lệnh san phẳng khu nhà không thuộc phần đất cưỡng chế, ông Thoại nói việc phá nhà là do người dân bất bình chứ không phải do lực lượng của huyện và công an, quân đội làm. Đây là câu trả lời mà báo chí đã chỉ ra là mâu thuẫn với câu trả lời trước đó của Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền, khi ông này thừa nhận sử dụng biện pháp triệt phá ngôi nhà vì đây là địa điểm ẩn nấp xảy ra việc phạm tội.
Vụ cưỡng chế thu hồi đất diễn ra ngày 5-1, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Đã xảy ra chuyện gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại những người cưỡng chế, khiến bốn cảnh sát và hai bộ đội bị thương. Vụ việc này gây xôn xao dư luận cả nước trong thời gian qua.
Không phải là cuộc họp báo chính thức, ông Đỗ Trung Thoại né hầu hết các câu hỏi mà chỉ “tiếp thu ý kiến, tổng hợp thông tin, rà soát chính thức và sẽ báo cáo sau”.