Doanh nhân VN phải vì lợi ích chung

Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng làm việc với VCCI
Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng làm việc với VCCI
TP - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh như vậy tại buổi thăm, làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) hôm qua.

> Bộ Chính trị ra Nghị quyết về doanh nhân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng làm việc với VCCI
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với VCCI.
 

Tại buổi làm việc, ông Vũ Tiến Lôc, Chủ tịch VCCI cho biết, đến nay cả nước có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (2005), khoảng một triệu hộ kinh doanh cá thể; hơn 133 nghìn hợp tác xã và trang trại. Nếu tính mỗi doanh nghiệp có 2-3 doanh nhân, mỗi hộ kinh doanh cá thể, trang trại có một doanh nhân, thì cả nước có trên 2 triệu doanh nhân. Hiện khu vực doanh nghiệp đang đóng góp hơn 70% nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, cũng theo ông Lộc, việc phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ doanh nhân nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, chỉ tương đương với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ ở các nước phát triển. Chỉ chưa đến 10% số doanh nghiệp Việt Nam có trên 50 lao động, và khoảng 2,7% số doanh nghiệp có 200 lao động trở lên. Trong số doanh nghiệp đăng ký, chỉ khoảng 74% hoạt động.

Còn ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (nơi chiếm khoảng một nửa số doanh nghiệp cả nước) đề nghị, việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới cần xác định vị thế của đội ngũ doanh nhân trong hệ thống chính trị. Ông Minh cũng cho rằng, cải cách thủ tục hành chính là một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm nhất.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có “sức chịu đựng” tốt nhất khu vực. Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Cty CP XNK tổng hợp Hà Nội nói, nhiều doanh nghiệp đang “chịu nhục”, áp lực vì cơ chế. Có nhiều doanh nghiệp đang “ốm nặng”, đang đứng bên bờ vực. Còn ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Cty Bảo vệ Thực vật An Giang, nói doanh nhân sáng ăn bánh mỳ, tối vẫn ăn mỳ tôm như thường. Theo ông, thời gian tới, tình hình kinh doanh sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân xứng tầm

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 09 về xây dựng và phát huy vai trò của doanh nhân, như một thời khắc của lịch sử. Thời gian tới sẽ thực hiện ba khâu đột phá về kết cấu hạ tầng; hệ thống pháp luật, thể thế; hệ thống giáo dục, đào tạo.

Phát biểu tổng kết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò và những đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước của đội ngũ doanh nhân. Theo Tổng Bí thư, từ Đại hội IX của Đảng, nếu nhà doanh nghiệp xếp sau công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, thì nay họ chỉ đứng sau công-nông, trí thức.

Theo Tổng Bí thư, doanh nhân thế giới hơn hẳn doanh nhân VN về trình độ khoa học, kỹ thuật, sản xuất lớn... Nhưng với doanh nghiệp VN, phải nghĩ đến việc chăm lo người lao động, phúc lợi, xóa đói giảm nghèo… Xác định là doanh nhân Việt Nam phải có tinh thần như những người lính Cụ Hồ, vì lợi ích chung.

Tổng Bí thư cũng nhắc nhở việc trao các cúp, doanh hiệu cho doanh nhân cần thực chất, tránh chạy chọt, hay lợi dụng mối quan hệ thân quen để “vỗ vai” nhau. “Hay làm từ thiện, phải để đi dân nhớ, ở dân thương. Xuống giúp, hỗ trợ dân, nhưng phải với động cơ trong sáng, lành mạnh, không phải coi đó là nơi để đánh bóng, quảng bá thương hiệu mình. Giúp vô tư, trong sạch, thì mới là doanh nhân Việt Nam”, Tổng Bí thư nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG