Hà Nội có đường sắt đô thị vào năm 2014

Phối cảnh tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dự kiến được hoàn thành năm 2014
Phối cảnh tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dự kiến được hoàn thành năm 2014
TP - Thay vì năm 2016 như dự kiến, trong buổi làm việc với Bộ GTVT Hà Nội chiều (8-9) đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) đầu tiên của Thủ đô sẽ hoạt động năm 2014.

> Sớm muộn gì cũng phải hạn chế xe cá nhân ở nội đô
> Đi ngầm từ Kim Mã đến Trần Hưng Đạo

Phối cảnh tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dự kiến được hoàn thành năm 2014
Phối cảnh tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông dự kiến được hoàn thành năm 2014.
 

Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, do cơ sở hạ tầng yếu kém và phương tiện cá nhân tăng quá nhanh nên giao thông Thủ đô đang ngày một phức tạp. Vì vậy, từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ tập trung phát triển mạnh các công trình hạ tầng khung như đường bộ, đường vành đai, QL hướng tâm để kết nối liên thông theo mạng; đẩy mạnh các dự án ĐSĐT, hạ tầng xe buýt và giao thông tĩnh...

Với các dự án ĐSĐT, thay vì tập trung triển khai tuyến số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội), do mặt bằng đã có nên thời gian tới thành phố sẽ phối hợp với Bộ GTVT đẩy nhanh triển khai tuyến ĐSĐT số 2A Cát Linh – Hà Đông. Đặt mục tiêu năm 2014 sẽ đưa tuyến này vào sử dụng.

Ngoài tuyến ĐSĐT số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) hoàn thành vào năm 2016, từ nay đến năm 2018, Hà Nội phấn đấu hoàn thành thêm hai tuyến ĐSĐT nữa là tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi. Những tuyến này giúp tăng khả năng phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), nhất là trong bối cảnh thành phố triển khai việc hạn chế xe cá nhân.

Đường trên cao từ cầu Nhật Tân vào nội thành

Để đẩy nhanh thực hiện một số dự án trọng điểm, cũng như kế hoạch chống ùn tắc trong thời gian tới, chiều qua ông Nguyễn Văn Khôi đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị tư vấn TEDI sớm hoàn thành quy hoạch giao thông toàn thành phố, quy hoạch hệ thống xe điện, tàu điện ngầm theo quy hoạch chung vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Riêng với tuyến đường từ cầu Nhật Tân về trung tâm thành phố, TEDI cần nghiên cứu hoạch định tuyến đường trên cao từ cầu Nhật Tân vào trung tâm thành phố theo hướng đường đê”, ông Khôi đề nghị.

Về các đề xuất của UBND TP Hà Nội, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ thành lập một nhóm chuyên trách phối hợp với UBND TP Hà Nội để có phương án phối hợp triển khai cụ thể. Theo ông Thăng, Thủ đô muốn phát triển, hạ tầng giao thông phải đi trước một bước. Vì vậy cơ chế đặc thù cũng cần được áp dụng để triển khai một số dự án giao thông thời gian tới.

Với các dự án hạ tầng khung, từ nay đến năm 2015 thành phố tập trung hoàn thành các tuyến đường vành đai (vành đai 1; vành đai 2; vành đai 2,5; vành đai 3); Hoàn thành các tuyến đường, trục giao thông hướng tâm như Văn Cao – Hồ Tây, Cát Linh – La Thành, Tôn Thất Tùng kéo dài - vành đai 3, Kim Mã – Trần Phú; QL 32 (Diễn – Nhổn), QL 2 (Phủ Lỗ - Nội Bài), QL 6 (Ba La – Xuân Mai), đường cầu Vĩnh Tuy – Sài Đồng – Ninh Hiệp...

Thành phố cũng ưu tiên cải tạo nhiều nút giao thông khác cốt, xây thêm 15 cầu đi bộ và phát triển khoảng 50 bãi đỗ xe cao tầng, lắp ghép trong nội đô.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG