Đội tiên phong trên biển

Đội tiên phong trên biển
TP - Không chỉ nhanh chóng báo tin về cho lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), ngư dân còn có thể dàn trận, ngăn tàu Trung Quốc vào sâu trong vùng biển Việt Nam.

Thuyền trưởng Nguyễn Thư (Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định) kể: “Trước đây, trên khu vực ranh giới biển Việt Nam vẫn có xuất hiện tàu cá của Trung Quốc nhưng chỉ lén lút. Nay chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi có cả tàu cỡ lớn, rồi từ đó mới xuất hiện những tàu cá nhỏ xâm nhập hải phận mình. Họ tổ chức có bài lắm”. Cùng trong tổ đoàn kết với anh Thư, thuyền trưởng Tấn Đồng kể: “Mỗi lần xuất bến ra khơi, tàu chúng tôi không tách quá 2 hải lý để tránh sự đe dọa của tàu kiểm ngư Trung Quốc. Nếu bắt gặp, họ rượt đuổi, trấn cướp tàu ta rồi sau đó quay lại kéo cả đoàn tàu cá cỡ 100 tấn ào sang vùng biển của Việt Nam ngang nhiên khai thác”.

Anh Nguyễn Văn Mua, thuyền trưởng tàu ĐNa 61936 (Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết: Thường thì chúng tôi dàn hàng ngang, quyết liệt đối mặt, không cho họ xâm nhập. Mọi chuyện sau đó sẽ được Hải đội 2 BĐBP giải quyết.

Theo Đại úy Ngô Tiên Phan, Trạm trưởng trạm biên phòng Thanh Hà (Đồn 248), ngư dân huyện Thanh Khê có 28 tổ an toàn trên biển với hơn 100 tàu đánh bắt xa bờ. Cuối năm, anh em biên phòng lại họp với ngư dân, tổng kết hoạt động và ký kết hợp đồng tác chiến cho năm mới. Ngư dân chính là đội tiên phong bám biển, gìn giữ chủ quyền, ngăn chặn tàu lạ trước tiên.

Thượng tá Nguyễn Danh Đường, Hải đoàn trưởng Hải đoàn 48 (Bình Định), cho biết: Tàu cá Trung Quốc khi thì thả dây quấn chân vịt, khi chạy vòng tròn, kể cả trò đổ nhớt và đốt lửa hòng đe dọa sự áp sát của lực lượng tàu kiểm soát. Khi biết không thể chống đối, họ lại giở chiêu bài cùn, tháo các cỗ máy cho tàu đứng im.

Ông Khăng điện đàm với các bạn tàu và cung cấp thông tin về tình hình trên biển cho BĐBP Đà Nẵng Ảnh: Nguyễn Huy
Ông Khăng điện đàm với các bạn tàu và cung cấp thông tin về tình hình trên biển cho BĐBP Đà Nẵng Ảnh: Nguyễn Huy.

Thông tin nóng

Trong chuyến biển đầu tháng 5, tàu ông Lê Văn Khăng (tổ 34 phường An Hải Bắc, Sơn Trà, TP Đà Nẵng), thuyền trưởng tàu ĐNa 90363TS mới chạy cách Đà Nẵng chừng 30 hải lý đã đụng ngay 5–7 tàu cá Trung Quốc. Ngay lập tức, ông điện về Đồn biên phòng 252 – Sơn Trà để báo cáo tình hình. Nhiều trường hợp, ông điện cho Hải quân vùng 3. Tàu cá Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam thường đi theo đoàn, có đoàn lên đến hơn trăm chiếc, bủa lưới quét dài đến vài hải lý, kín cả lối đi của tàu thuyền Việt Nam. Anh Trần Văn Lý (quê Bố Trạch, Quảng Bình), ngư dân trên tàu ông Khăng, cho biết, không ít lần khi ra đến vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý, các anh còn đụng độ cả tàu chiến Trung Quốc. Lập tức, tình hình được báo cáo cho BĐBP.

Anh Phan Văn Thái (38 tuổi, quê Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu QNg 94737TS, cho biết, cách đây gần tuần, anh thông báo qua Icom về việc hơn 20 tàu Trung Quốc đang xâm phạm vùng biển Việt Nam, cách Quảng Bình chỉ hơn 20 hải lý. Theo anh Thái, mùa này còn ít, chứ khoảng đầu mùa đông (từ tháng 7 âm lịch trở đi), tàu cá Trung Quốc kéo nhau từng đoàn xâm phạm biển nước ta. Khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm phạm, nhiều tàu thuyền trong tổ an toàn trên biển quây lại đánh bắt cùng nhau để tránh các hoạt động thị uy, gây hấn của họ. Không ít trường hợp, tàu cá Trung Quốc còn húc cả mũi thuyền vào giữa tàu của ngư dân Việt Nam, tuy nhiên anh em vẫn cố gắng bám trụ, điện đài về lực lượng BĐBP để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Dân sự hóa trên biển

“Cùng với ngành chức năng, người dân mà trực tiếp các ngư dân tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là rất cần thiết theo kiểu dân sự hóa trên biển, ông Vũ Sĩ Tuấn, Phó Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT), nói. Theo ông, nên hiểu dân sự hóa theo khía cạnh tăng cường, phát huy vai trò khai thác kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân tại vùng biển Việt Nam. Tổng cục đang triển khai các chương trình điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, tình hình phát triển kinh tế biển đảo… qua đó, tổng hợp cơ sở dữ liệu, phục vụ cho việc phát triển, bảo vệ chủ quyền. Nhiều ý kiến cho rằng nên xây dựng các đội tàu được đầu tư, hỗ trợ với phương tiện lớn vừa có khả năng khai thác, đánh bắt tốt vừa phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền, chống các hoạt động vi phạm vùng biển Việt Nam. Theo tôi, đây là việc rất thiết thực và phù hợp với xu hướng dân sự hóa trên biển hiện nay”, ông Tuấn nói.

Ông Đường Đình Dũng ký vào biên bản vi phạm Ảnh: BĐBP Quảng Ngãi
Ông Đường Đình Dũng ký vào biên bản vi phạm Ảnh: BĐBP Quảng Ngãi.
Ngày 23-5-2007, tại tọa độ 15 độ 16’ bắc và 109 độ 42’ đông cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 30 hải lý, Hải quân vùng 3 đã bắt giữ tàu Quế Bắc Ngư, số hiệu 10030, trên tàu có 11 thuyền viên do ông Đường Đình Dũng, quê Hải Nam, Trung Quốc làm thuyền trưởng.

Ông Dũng ký vào biên bản vi phạm và xin tự nguyện nộp phạt để được sớm trở về Trung Quốc. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng Việt Nam chỉ ra quyết định phạt cảnh cáo, không phạt tiền. Bất ngờ vì quyết định này, ông Dũng cúi rạp đầu cảm ơn và nói “Không ngờ chính quyền Việt Nam đối xử tốt như vậy”. Ông Dũng hứa không vi phạm lãnh hải của Việt Nam nữa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thuê 'đất vàng' ở trung tâm TPHCM rồi chiếm giữ, không thanh toán tiền
Thuê 'đất vàng' ở trung tâm TPHCM rồi chiếm giữ, không thanh toán tiền
TPO - Công ty CP Thực phẩm sản xuất và Thương mại Sài Gòn 1, Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp II thuê nhà đất của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 1 nhưng viện dẫn lý do gặp khó khăn trong kinh doanh để không nộp tiền thuê nhà và không trả lại nhà, đất, không cam kết thời hạn khắc phục.
Vụ quái xế đâm chết người ở Hà Nội: Nỗi đau của xã hội
Vụ quái xế đâm chết người ở Hà Nội: Nỗi đau của xã hội
TPO - Vụ "quái xế" đâm tử vong một người ở TP. Hà Nội chưa lắng xuống, dư luận tiếp tục xôn xao về việc một nhóm đối tượng có hành vi chặn đường, dùng tuýp sắt đe dọa cướp xe máy của nam thanh niên ở Hà Nội bị bắt giữ. Điều đáng nói phần lớn đối tượng trên đều chưa đủ tuổi trưởng thành.