Lấy chồng ngoại: Bài toán kinh tế và hạnh phúc

Một đám cưới giữa cô dâu Việt và chú rể nước ngoài tổ chức ở khách sạn do mai mối (người bưng mâm lễ cũng như các cô gái đứng bên phải đều là người của nhà mai) Ảnh: tư liệu
Một đám cưới giữa cô dâu Việt và chú rể nước ngoài tổ chức ở khách sạn do mai mối (người bưng mâm lễ cũng như các cô gái đứng bên phải đều là người của nhà mai) Ảnh: tư liệu
TP - “Hội nghị toàn quốc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” tại TP Cần Thơ ngày 22-4, do Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tư pháp tổ chức, có Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham dự, đã đưa ra một cái nhìn toàn diện về vấn đề xã hội khá nóng: Lấy chồng ngoại.

> Những cuộc hôn nhân thảng thốt

Một đám cưới giữa cô dâu Việt và chú rể nước ngoài tổ chức ở khách sạn do mai mối (người bưng mâm lễ cũng như các cô gái đứng bên phải đều là người của nhà mai) Ảnh: tư liệu

Một đám cưới giữa cô dâu Việt và chú rể nước ngoài tổ chức ở khách sạn
do mai mối (người bưng mâm lễ cũng như các cô gái đứng bên phải
đều là người của nhà mai). Ảnh: tư liệu

Bỗng dưng trở nên giàu

Kết quả khảo sát tại 7 tỉnh, thành công bố tháng 3-2011 của Viện Khoa học Lao động-Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, hơn 83% số cô dâu Việt Nam hài lòng với hôn nhân. Mục đích hôn nhân của các cô, chủ yếu là kinh tế và hầu hết đã đạt được.

Tại xã Mỹ An Hưng B (Lấp Vò, Đồng Tháp), năm 2005 có 111 cô gái lấy chồng Đài Loan. Trước khi các cô lấy chồng, 31% gia đình không đủ sống vì đông con, gần 75% có từ 5 con lên đến trên 10 con. Nhờ các cô giúp đỡ, hiện nay, 36,3% số gia đình giàu và khá, một nửa số gia đình trung bình.

Đa số gia đình các cô đã xây được nhà cửa khang trang. Có nhiều gia đình nghèo “bỗng dưng trở nên giàu”. Cũng có 11% số cuộc hôn nhân thất bại, nhưng tỷ lệ này không quá cao nếu so với nước sở tại và cả trong nước ta.

Hôn nhân với người nước ngoài làm nảy sinh tầng lớp môi giới khá đông, đã đảm nhận khoảng 60% các cuộc hôn nhân, theo kết quả khảo sát. Môi giới muốn kiếm lời nhiều đã tổ chức “xem mặt tập thể” mà theo Bộ Công an, chỉ riêng ở TP Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến tháng 7-2009, phát hiện và xử lý 38 vụ với 1.772 cô gái (bình quân một vụ có gần 47 cô tham gia).

Cán bộ tư pháp một số địa phương cũng lợi dụng để làm những việc tiêu cực, mà vụ bắt Phó phòng Hành chính của Sở Tư pháp Cần Thơ đêm 11-12-2010 là một ví dụ. Vụ này đang được cơ quan chức năng điều tra nhưng bước đầu xác định, mỗi hồ sơ, ông Phó phòng nhận 250 - 1.200 USD, trường hợp đặc biệt như tuổi tác quá chênh lệch hay chú rể bị dị tật, ông này đòi thêm 400 - 1.200 USD.

Nhiều người không đăng ký kết hôn

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 31-12-2010, cả nước có 294.280 công dân kết hôn với người nước ngoài. Nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh với hơn 65.000 người, tỉnh Bạc Liêu hơn 17.000, TP Hải Phòng hơn 12.000 người. Theo Bộ Công an, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam, đông nhất là Đài Loan chiếm 30%, Mỹ 13,8%, Hàn Quốc 12,8%, Trung Quốc 10,8%.

Vài năm gần đây, số người lấy chồng nước ngoài chững lại hoặc giảm ở các tỉnh ĐBSCL thì lại tăng ở các tỉnh phía Bắc. TP Cần Thơ có số người lấy chồng Hàn Quốc đông nhất với hơn 8.100 người; Hải Phòng hơn 5.000; tỉnh Hậu Giang gần 5.000; các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Kiên Giang, Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, mỗi địa phương 2.000-3.000 người.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, đã có một tỷ lệ không nhỏ phụ nữ có hoàn cảnh kinh tế trung bình, thậm chí khá giả vẫn muốn lấy chồng nước ngoài.

Ở các tỉnh miền Bắc, rất nhiều phụ nữ sang Trung Quốc lấy chồng mà không đăng ký kết hôn. Bộ Công an cho biết, riêng tỉnh Hải Dương có khoảng 4.600 trường hợp, tỉnh Lạng Sơn có 4.800, tỉnh Thái Bình có 4.200...

Hỗ trợ hôn nhân hạnh phúc

Bộ Ngoại giao cho biết, nhiều cô gái lấy chồng nước ngoài làm đẹp thêm hình ảnh phụ nữ Việt Nam. Điển hình, chị Nguyễn Thị Ngọc Bích (sinh năm 1985 ở Tây Ninh) lấy chồng Hàn Quốc năm 2003, thông minh, hay giúp người, được tín nhiệm bầu làm Hội trưởng Hội phụ nữ thôn Samnam, tỉnh Chungcheongbuk.

Năm 2008, một cô dâu Việt lấy chồng Hàn được trao giải thưởng 40.000 USD vì thành tích phát triển nông nghiệp. Năm 2009 và 2010, một ngân hàng ở Hàn Quốc trao giải thưởng cho các cô dâu ngoại quốc trong đó có 11 cô dâu Việt, tỷ lệ cao nhất trong các nước.

Bộ Ngoại giao cho biết thêm, hàng năm, Đài Loan đã dành khoảng 10 triệu USD để giúp các cô dâu hòa nhập cộng đồng. Hàn Quốc ban hành Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa vào tháng 9-2008; thành lập Ủy ban đặc biệt trực thuộc Văn phòng Tổng thống để chống phân biệt đối xử với người nước ngoài...

Ở Việt Nam, các ngành các cấp có nhiều quan tâm hỗ trợ các cô gái lấy chồng nước ngoài, tuy nhiên đang thiếu chính sách thống nhất. Từ năm 2002 đến nay, cả nước thành lập 18 Trung tâm hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài, trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ ở 18 tỉnh thành, tuy nhiên mới chủ yếu làm công tác tư vấn. Bộ Tư pháp kiến nghị, các trung tâm này phát triển thêm nhiệm vụ “giới thiệu kết hôn với người nước ngoài”.

Biến “4 không” thành “5 biết”

Phát biểu tổng kết hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét: Trong 5 năm qua, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý kết hôn với người nước ngoài ngày càng hoàn chỉnh.

Tuy vậy, hiện nay việc chấm dứt tình trạng môi giới hôn nhân bất hợp pháp; thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, đảm bảo phong tục, tập quán của đất nước trong nhiều trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài vẫn chưa thực hiện được, bởi đây là những cuộc hôn nhân “4 không”: không tình yêu; không biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; không biết tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh gia đình của đối tượng đến cầu hôn.

Để khắc phục tình trạng này, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương phải có nhiều giải pháp đồng bộ để biến thực trạng hôn nhân “4 không” thành hôn nhân “5 biết”.

Cụ thể là biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; biết tình trạng sức khỏe; hoàn cảnh gia đình của đối tượng sẽ kết hôn và hiểu biết pháp luật về hôn nhân gia đình; biết về thực trạng những cuộc hôn nhân nước ngoài thành công và thất bại của những chị em đi trước, từ đó xây dựng hôn nhân trên nền tảng có tình yêu sự hiểu biết và cảm thông chia sẻ.

Đồng thời các Bộ Công an, Tư pháp và Bộ Ngoại giao phải có sự phối hợp trong việc hoàn chỉnh các hệ thống pháp luật liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đưa ra các biện pháp đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, ngăn chặn các hành vi trục lợi, phạm pháp từ những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
TPO - Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước nhà với tà áo dài đầy thướt tha. Hoa hậu chọn cho mình mẫu áo dài hồng nhạt đồng nhất với màu ngọc trai trên vương miện. Đây cũng là dịp để Hoa hậu Quốc tế 2024 quảng bá vẻ đẹp của người con gái Việt trong tà áo dài với khán giả trong nước và quốc tế.