Mây phóng xạ xuất hiện ở Đại Tây Dương

Mây phóng xạ xuất hiện ở Đại Tây Dương
Tối 21-3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam cho biết số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho thấy đám mây phóng xạ đang di chuyển và đến ngày hôm nay, 22-3, sẽ chạm đến vùng đông bắc quần đảo Philippines.

Mây phóng xạ xuất hiện ở Đại Tây Dương

>> Xem đường đi của 'gió hạt nhân' từ Nhật Bản
>> Mây phóng xạ chưa bay về phía Việt Nam
>> WHO cảnh báo thực phẩm nhiễm xạ

Tối 21-3, tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam cho biết số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho thấy đám mây phóng xạ đang di chuyển và đến ngày hôm nay, 22-3, sẽ chạm đến vùng đông bắc quần đảo Philippines.

Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 21-3 (nhìn từ lò số 2) . Ảnh: Reuters
Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 21-3 (nhìn từ lò số 2) . Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, tổ công tác cũng nhận định khó có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngoài ra, số liệu của CTBTO cũng cho thấy vùng biển Đại Tây Dương đã xuất hiện đám mây phóng xạ, trên biển Thái Bình Dương đám mây phóng xạ ngày càng lan rộng xuống phía nam.

Kết quả trên là báo cáo của các trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ của CTBTO trên toàn thế giới. Hiện đã có sáu trạm quan trắc phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ, trong đó có hai trạm tại Hoa Kỳ và một trạm tại Canada. Trong khi đó một số trạm tại Đông Nam Á như Malaysia và Philippines vẫn chưa phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ.

Tuy nhiên, tổ công tác cũng cho biết mạng lưới trạm quan trắc phóng xạ hạt nhân của CTBTO được xây dựng cho mục đích phát hiện các vụ thử nổ hạt nhân, do vậy nó rất nhạy và có thể phát hiện được các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển và liều phóng xạ do các hạt nhân phóng xạ này gây ra rất thấp, không ảnh hưởng sức khỏe con người.

Trong khi đó tình hình phóng xạ trong thực phẩm, rau quả tại Nhật có dấu hiệu nhiễm xạ đang được khẳng định ở nhiều vùng.

Trong ngày 21-3, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiến hành đo khả năng nhiễm bẩn phóng xạ Cs-137 và I-131 cho hai công dân Việt Nam là lưu học sinh ở Sendai về nước. Kết quả không phát hiện thấy đồng vị phóng xạ I-131 và Cs-137 trong cơ thể của những người được kiểm tra. Điều này cho thấy hai công dân đó không bị nhiễm phóng xạ.

Các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường của Bộ Khoa học - công nghệ không ghi nhận được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam cho đến ngày 21-3.

Về nhận định tình hình, tổ công tác đánh giá sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản.

Việc bơm nước biển làm mát lò phản ứng và bể chứa các thanh nhiên liệu đã cháy bằng các xe cứu hỏa chuyên dụng đã có hiệu quả: nhiệt độ các bể chứa nhiên liệu đã giảm và áp suất của lớp bảo vệ bêtông cốt thép của tổ máy số 3 cũng đã giảm.

Theo M.Quang
Tuổi Trẻ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG