Khi nào dùng thuốc để giảm ho?

Khi nào dùng thuốc để giảm ho?
Ho là phản xạ tự vệ tự nhiên của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp. Một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản… đều có biểu hiện triệu chứng ho.

Khi nào dùng thuốc để giảm ho?

Ho là phản xạ tự vệ tự nhiên của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp. Một số bệnh như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản… đều có biểu hiện triệu chứng ho.

Khi điều trị những bệnh này thì ho sẽ giảm và hết. Tuy nhiên nếu ho nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần phải dùng thuốc để giảm ho. Nhưng cần lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm như ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng, ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.

Khi nào dùng thuốc để giảm ho? ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Các thuốc giảm ho được chia làm 2 loại:

Thuốc giảm ho ngoại biên: Có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp. Bao gồm thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng, hầu (glycerol, mật ong, các siro đường mía) và thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho (benzonatat, bạc hà, lidocain...).

Thuốc giảm ho trung ương: Có tác dụng ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp:

- Codein: Có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa.

- Dextromethorphan: Có tác dụng chống ho tương tự codein nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan dùng tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Thận trọng dùng cho người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.

Ngoài ra, một số thuốc kháng histamin H1 như alimemazin, diphenhydramin... cũng có tác dụng chống ho. Dùng thuốc này trong các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích. Tác dụng an thần của thuốc là điều bất lợi khi dùng thuốc ban ngày, nhưng có thể thuận lợi khi ho ban đêm.

Theo BS. Nguyễn Bích Ngọc
Sức khỏe & Đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội quyết định cắt điện, nước để xử lý hơn 10.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng
Hà Nội quyết định cắt điện, nước để xử lý hơn 10.000 công trình vi phạm trật tự xây dựng
TPO - Tại kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo thống kê, từ năm 2014 đến tháng 6/2024 trên địa bàn thành phố đã phát hiện 10.494 công trình vi phạm trật tự xây dựng.